Angola: Dầu giảm, kim cương bị chê, quay ra bán chuối

25/05/2016 11:36 AM | Kinh tế vĩ mô

Trong 1 năm qua, Angole đã trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Phi với khoản thu nhập 50 tỷ USD từ ngành này mỗi năm. Dẫu vậy, đất nước này vẫn phải nhập khẩu 90% lương thực và chúng tiêu tốn 5 tỷ USD ngân sách hàng năm.

Ngày 23/5 vừa qua, Angola đã xuất khẩu 17 tấn chuối từ cảng Lobito sang Bồ Đào Nha. Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 năm qua đất nước này xuất khẩu trái cây sang Châu Âu và nhiều chuyên gia hy vọng đây là một dấu hiệu tích cực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước.

Hiện Angola là một trong hàng loạt những quốc gia chịu ảnh hưởng từ giá dầu, tương tự như Venezuela hay Nigeria. Tuy nhiên, chính phủ nước này đã nhanh chóng chuyển hướng nền kinh tế sang nông nghiệp, đặc biệt là ngành xuất khẩu chuối nhàm tìm kiếm đà tăng trưởng mới cho kinh tế.

Trong 1 năm qua, Angole đã trở thành quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất Châu Phi với khoản thu nhập 50 tỷ USD từ ngành này mỗi năm. Dẫu vậy, đất nước này vẫn phải nhập khẩu 90% lương thực và chúng tiêu tốn 5 tỷ USD ngân sách hàng năm.

Ngành khai thác kim cương là nguồn thu chủ yếu thứ 2 cua Angola và giá loại hàng xa xỉ này cũng đang được giữ ổn định, nhưng những cáo buộc về tình trạng khai thác kim cương trái phép và vi phạm nhân đạo trong ngành công nghiệp này-hay còn gọi là kim cương máu- đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu.

Hơn nữa, tình trạng bạo lực và tham nhũng cũng khiến nhiều chuyên gia lo ngại về ngành công ngiệp này của Angola trong tương lai.

Vì vậy, nông nghiệp và xuất khẩu chuối là một lựa chọn không tồi, qua đó có thể gia tăng nguồn thu ngân sách cũng như đáp ứng được nhu cầu lương thự trong nước và giảm nhập khẩu.

Năm 2015, nông nghiệp Angola chỉ tăng trưởng 0,2% và chỉ 1/3 lượng đất đai tại đây là thích hợp cho trồng trọt. Tuy nhiên, nhờ những khoản vay ưu đãi của Trung Quốc mà Angola đã tái thúc đẩy chương trình kích thích nông nghiệp trên toàn quốc.

Theo đó, chính phủ sẽ tập trung hỗ trợ nông nghiệp tại những vùng nông thôn nhằm tăng cường sản lượng các mặt hàng nông sản, qua đó đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Tại vùng ngoại ô Caxito, cách thủ đô Luanda 60km, những trang trại trồng chuối được tài trợ bởi chương trình hỗ trợ của chính phủ đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân.

Chị Santa Rodrigo, một bà mẹ 34 tuổi với 5 đứa con làm việc tại nông trại chuối ở Caxito nói với hãng tin Reuters rằng trước khi chương trình hỗ trợ trồng chuối được chính phủ tái xây dựng, tình hình ở Angola rất tồi tệ.

Mọi người không có việc làm và cũng không có đủ lương thực. Trong khi đó, ngành dầu mỏ của nước này chỉ giúp tầng lớp người giàu càng giàu hơn.

Trước năm 1975, Angola là nhà sản xuất cà phê lớn thứ 3 thế giới và cũng xuất khẩu một lượng lớn đường, bông, cao su và chuối.

Tuy nhiên, cuộc nội chiến kéo dài 27 năm sau đó đã biến các cánh đồng và nông trại màu mỡ thành những bãi mìn chiến tranh.

Khi nội chiến kết thúc vào năm 2002, Angola nổi lên như là một nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu Châu Phi. Chính phủ nước này cũng mong muốn biến Angola thành một Dubai mới tại lục địa đen.

Trớ trêu thay, giá dầu giảm sâu vào năm 2015 đã khiến tăng trưởng kinh tế của nước này bị ảnh hưởng nặng trong khi ngân sách vẫn phải trả một khoản ngoại tệ lớn để nhập khẩu lương thực hàng năm.

Chính quyền Luaganda hiện đang cần gấp một nguồn thu ngoại tệ để cân bằng ngân sách và thúc đẩy kinh tế. Nguồn thu giảm từ dầu mỏ đã khiến chính phủ Angola phải cắt giảm chi tiêu công, qua đó gia tăng những rủi ro về sức khỏe cộng động cũng như an ninh xã hội, đặc biệt là khi phần lớn người dân nước này vẫn đang sống trong tình trạng nghèo đói.

Thêm vào đó, tình hình biến động về chính trị và an ninh buộc chính phủ vẫn phải giữ một lượng lớn chi tiêu ngân sách cho quốc phòng và an ninh.

Chính nguyên nhân trên đã thúc đẩy Angola đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển nông nghiệp. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ngành nông nghiệp tại đây sẽ khó tăng trưởng nhanh chóng bởi hệ thống chính quyền của Angola được đánh giá là có tỷ lệ tham nhũng khá cao.

Hiện Tổng thống đương nhiệm, ông Jose Eduardo dos Santos đã cầm quyền đến 36 năm và chưa có dấu hiệu từ bỏ quyền lực.

Trong khi đó, khoảng 95% nguồn thu ngoại tệ của nước này đến từ dầu mỏ và phần lớn ngành công nghiệp này bị kiểm soát bởi tầng lớp chính trị thông qua các công ty quốc doanh.

Rõ ràng, nguồn lợi lớn từ dầu mỏ vẫn sẽ khiến các chính trị gia quan tâm nhiều hơn khi chúng ảnh hưởng đến lợi ích của chính bản thân họ.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM