"Albert bé nhỏ" - một trong những thí nghiệm khủng khiếp nhất trong lịch sử
Để xác định xem nỗi sợ là bẩm sinh hay là phản xạ có điều kiện, năm 1920 thí nghiệm Albert bé nhỏ đã được ra đời, và đây được coi là một trong những thí nghiệm khủng khiếp nhất trong lịch sử của nhân loại.
Trong lịch sử, con người đã thực hiện nhiều thí nghiệm nổi tiếng, trong số đó không thể không kể đến thí nghiệm hết sức kinh dị mang tên "Albert bé nhỏ".
Năm 1920, John Watson một nhà tâm lý học luôn bị ám ảnh bởi nghiên cứu về phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov, đồng thời cũng là cha đẻ của thuyết hành vi, và luôn có chủ trương dùng những trẻ mồ cô tham gia vào các nghiên cứu của mình.
Ông muốn kiểm tra xem nỗi sợ là bẩm sinh hay là phản xạ có điều kiện bởi vậy ông đã lựa chọn một đứa trẻ 9 tháng tuổi có tên Albert, là con của một y tá trong bệnh viện.
Sau khi liên lạc với mẹ của Albert, Watson đã nói chuyện với cô về thí nghiệm và rằng con của cô sẽ có một phần thưởng mỗi ngày, nhưng cụ thể thí nghiệm được diễn ra như thế nào thì ông tuyệt nhiên không giải thích.
Bé trai chín tháng tuổi Albert, hay còn được gọi bằng cái tên "Albert bé nhỏ" đã tham gia thí nghiệm. Lúc đầu, Watson thường tặng những con vật nhỏ như chó con, thỏ con hay những con chuột bạch làm quà tặng cho chú bé. Albert lúc đầu rất thích chúng và không tỏ ra sợ hãi chút nào. Sau bài kiểm tra cảm xúc cơ bản, Watson đã kết luận rằng Albert không sợ động vật nhỏ.
Hai tháng sau, Watson mới chính thức bắt tay vào cuộc thí nghiệm "ghê rợn" của mình. Watson đưa một con chuột bạch tới cho Albert. Bất cứ khi nào cậu bé chạm vào con chuột, Watson sẽ tạo ra một âm thanh to phía sau lưng bé bằng cách gõ búa vào thanh thép treo trên cao khiến cả cậu bé và con chuột đều hoảng sợ.
Lúc này, Albert bắt đầu gào khóc và tỏ ra rất sợ âm thanh to. Tình trạng này được lặp lại nhiều lần sau đó, còn Albert thì bắt đầu tỏ ra sợ hãi chú chuột và bò lên, gào khóc vì sợ hãi mỗi khi chú chuột xuất hiện.
Sau đó, Watson phát hiện ra rằng Albert không chỉ sợ chuột bạch mà nỗi sợ hãi ấy của cậu bé cũng bắt đầu khái quát quát hóa, ngay cả đối với những chú chó con, áo khoác lông có màu trắng, bông, v.v., tất cả những thứ có lông đều làm cho cậu bé sợ hãi.
Thông qua thí nghiệm này, Watson đã chứng minh rằng cảm xúc sợ hãi có thể được học thông qua các phản xạ có điều kiện. Nhưng trước khi Watson có thể tiếp tục thí nghiệm, ai đó đã mang Albert đi.
Điều khiến nhiều người căm phẫn là việc các nhà khoa học đã khiến em nhỏ phải chịu những tổn thương tâm lý và cả thể xác khi tai các em còn quá mỏng manh.
Thí nghiệm "Albert bé nhỏ" sau đó đã gây ra những cuộc phản biện rộng rãi trong thế giới học thuật, chủ yếu là về đạo đức của thí nghiệm.
Kể từ thí nghiệm này, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đã phát triển một quy tắc thực nghiệm, cấm mọi người tiến hành các thí nghiệm phi đạo đức để đảm bảo vấn đề đạo đức cho các thử nghiệm khoa học.