img
AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 1.
AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 2.

AirAsia là hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia. Thành lập năm 1993, hãng bắt đầu đi vào hoạt động ngày 18/11/1996. Ban đầu AirAsia là hãng hàng không trực thuộc tập đoàn nhà nước DRB -Hicom.

Tuy nhiên, sau đó hãng nhanh chóng lâm vào cảnh nợ nần chồng chất với khoản nợ khổng lồ 11 triệu USD.

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 3.

Tháng 12/2001, AirAsia được công ty Tune Air Sdn Bhd của doanh nhân Tony Fernandes mua lại với số tiền tượng trưng là một ringgit (tiền Malaysia, tương đương khoảng 0,26 USD thời điểm đó), "đổi lấy" đống nợ 11 triệu USD cùng hai chiếc Boeing 737.

Mở các đường bay mới và cạnh tranh trực tiếp với hàng không quốc gia đang nắm thế độc quyền lúc đó là Malaysia Airlines bằng mức giá khuyến mại hấp dẫn, doanh nhân gốc Malaysia này đã thay đổi hoàn toàn phương thức hoạt động của hãng và AirAsia đã có được lợi nhuận chỉ 1 năm sau đó và bắt đầu kế hoạch lấn sân ra toàn châu Á.

Năm 2007, phóng viên Joshua Kurlantzick của tờ New York Times mô tả AirAsia là "người đi tiên phong" cho hàng không giá rẻ ở châu Á.

Đến nay, sau hơn 1 thập kỷ, AirAsia đã trở thành cái tên mà khách du lịch châu Á tìm đến khi săn vé máy bay giá rẻ. Trên thực tế, AirAsia dẫn đầu phong trào du lịch tiết kiệm ở châu Á tại thời điểm mà các hãng hàng không quốc gia đang thống lĩnh thị trường.

Năm 2003, AirAsia mở chuyến bay quốc tế đầu tiên tới Bangkok (Thái Lan). Singapore và Indonesia trở thành những điểm đến tiếp theo. AirAsia mở đường bay tới Macau năm 2004, tới Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Campuchia năm 2005, tới Brunei và Myanmar năm 2006.  

Đến nay AirAsia đã có nhiều công ty liên doanh ở các quốc gia châu Á như Thai AirAsia, Indonesia AirAsia, AirAsia Philippines, AirAsia Ấn Độ và gần đây nhất là AirAsia Nhật Bản. Đặc biệt, AirAsia X là công ty con chuyên cung cấp những chuyến bay giá rẻ, có khoảng cách xa và thời gian dài (long – haul).

Hiện AirAsia cung cấp các chuyến bay nội địa và quốc tế tới hơn 140 điểm đến ở 22 quốc gia.  

AirAsia được đánh giá là một trong những hãng hàng không tiêu biểu thành công với mô hình giá rẻ.

Năm 2018, doanh nghiệp Malaysia này báo cáo doanh thu 10,6 tỷ ringgit (khoảng 2,58 tỷ USD) (Theo AirAsia Annual Report 2018)  

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 4.

Ngày 18 tháng 6 năm 2019 tại Le Bourget, AirAsia đã được vinh danh là Hãng Hàng Không Giá Rẻ Tốt Nhất Thế Giới năm 2019 do Skytrax bầu chọn. Đây là năm thứ 11 liên tiếp AirAsia nhận được danh hiệu này.

Được mệnh danh là "Giải Oscar của ngành hàng không" - Giải thưởng Skytrax là giải thưởng toàn cầu vinh danh các hãng hàng không.

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 5.

Giải thưởng của năm nay dựa trên cuộc khảo sát với 21,65 triệu khách hàng đến từ 100 quốc gia, đánh giá 300 hãng hàng không diễn ra từ tháng 9/2018 đến 5/2019.

Để đạt được giải thưởng này, các hãng hàng không phải nỗ lực toàn diện để có thể nhận được những đánh giá tốt từ Skytrax.

Theo Chủ tịch Điều hành của AirAsia Berhad - Datuk Kamarudin Meranun: "Nhận được giải thưởng của Skytrax năm thứ 11 liên tiếp là một vinh dự đối với chúng tôi, dành cho việc cung cấp dịch vụ di chuyển và du lịch cho khách hàng với mức giá hợp lý. Thực tế, giải thưởng này có được nhờ vào những phản hồi trực tiếp từ khách hàng - những người rất hài lòng và dành sự công nhận tuyệt vời dành cho các nhân viên Allstars, những người đã rất nỗ lực  cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của chúng tôi."  

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 6.

Năm 2008, Người đứng đầu của AirAsia Tony Fernandes quyết định thành lập thêm một công ty con lấy tên là AirAsia X - là một hãng hàng không giá rẻ bay chặng dài của Malaysia. Hãng khai thác từ một trạm trung chuyển ở Sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

AirAsia X bay tới khoảng 30 điểm đến ở Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nepal, Ả Rập Saudi, Sri Lanka và Đài Loan.

Mỗi máy bay trong đội bay hơn 30 chiếc Airbus A330-300 được thiết kế với hai khoang: Hạng Giường nằm Cao cấp và Hạng Phổ thông.

Trong lần vinh danh lần này AirAsia X tiếp tục được công nhận là Hãng Hàng Không Giá Rẻ Có Hạng Thương Gia Tốt Nhất Thế Giới cho loại giường nằm cao cấp. Đây là năm thứ 7 liên tiếp AirAsia X được trao giải trong lĩnh vực này.

"Năm nay, chúng tôi đã tiến thêm 1 bước, đưa sự tiện nghi vào chiếc máy bay mới Airbus A330neo. Cùng dịch vụ khai thác đường bay dài giá rẻ, AirAsia X sẽ nỗ lực tiếp tục cung cấp giá trị tuyệt vời cho khách hàng đến 30 điểm đến ở 10 thị trường trên các đường bay dài của hãng" - Chủ tịch của AirAsia X, Tan Sri Rafidah Aziz chia sẻ.

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 8.


Hiện AirAsia - Hãng Hàng Không Giá Rẻ Tốt Nhất Thế Giới đang hợp tác với các đối tác công nghệ để đưa vào các ứng dụng công nghệ mới nhất như thiết bị di động dành riêng cho phi hành đoàn để có thể nhận diện từng khách hàng, ghế họ muốn ngồi, món ăn họ muốn chọn, áp dụng self-boarding với công nghệ nhận diện khuôn mặt, sử dụng nhiều hơn phương pháp nhận diện vân tay.

Với các dữ liệu công nghệ tiên tiến, AirAsia tin tưởng rằng sẽ có thêm nhiều khách hàng tin cậy. Cơ sở dữ liệu khách hàng cũng sẽ giúp cho hãng hiểu rõ hơn về khách hàng.

Quan điểm của hãng luôn là: Hàng không giá rẻ nghĩa là làm cho mọi thứ đơn giản và hiệu quả hơn.

"Chúng tôi muốn nhiều người được bay hơn và tiếp cận dễ dàng hơn với mọi thủ tục trong quá trình bay. Chúng tôi cũng muốn có visa điện tử để tránh việc phải chờ đợi. Đây là bước tiến về kinh doanh tiếp theo và cũng là mục tiêu của tôi với ý tưởng One AirAsia" – Người đứng đầu AirAsia ông Tony Fernandes đã từng chia sẻ với báo giới.

Hiện nay, doanh thu của AirAsia phần lớn đến từ trang web airasia.com. Chính vì thế cũng dễ hiểu khi đầu tháng 4 vừa qua, AirAsia tiếp tục ra mắt nền tảng du lịch.  

"Không chỉ là kênh đặt vé máy bay, giờ đây chúng tôi mở rộng cung cấp các dịch vụ du lịch khác" – Trên website của hãng nhấn mạnh.

AirAsia: Hành trình từ một doanh nghiệp phá sản đến 11 lần đoạt giải Oscar của ngành Hàng không - Ảnh 10.

Hành khách có thể đặt phòng khách sạn, dịch vụ du lịch, bữa ăn và tích điểm thưởng tại trang airasia.com, nền tảng du lịch và lối sống dành cho bạn.

Aireen Omar, Phó Giám đốc điều hành AirAsia (Mảng Công nghệ và Kỹ thuật số) cho biết, "Việc ra mắt nền tảng du lịch tại trang airasia.com là một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi theo chiến lược không chỉ là một hãng hàng không. Từ hôm nay, dù bạn có bay cùng AirAsia hay không, bạn vẫn có thể sử dụng nền tảng này như người bạn đồng hành trong những chuyến du lịch."

Với hơn 16 triệu lượt đặt vé máy bay được thực hiện trên trang airasia.com mỗi năm, nền tảng này sẽ cạnh tranh với một số công ty du lịch trực tuyến lớn trong khu vực. Kết hợp với các chuyến bay của AirAsia, hãng tự tin rằng đây sẽ là nền tảng mang đến trải nghiệm du lịch trọn vẹn nhất.

Còn nếu bạn là người quan tâm đến các thông tin của AirAsia chắc hẳn bạn sẽ nhận ra những năm trở lại đây hãng này đang thực hiện kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, tập trung vào các xử lý dịch vụ khách hàng bằng công nghệ như trí thông minh nhân tạo và internet vạn vật (IoT), để đẩy mạnh hoạt động vào các khoản thanh toán kỹ thuật số, thương mại điện tử và bán lẻ.

AirAsia khẳng định: Với dữ liệu khách hàng hãng có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn như những gì Alibaba và Amazon đã làm.

Còn   ông Tony Fernandes - CEO của AirAsia thì luôn nhấn mạnh: "Tôi mong rằng mọi người không nhìn nhận AirAsia chỉ là một hãng hàng không mà là một công ty kỹ thuật số giúp mọi người di chuyển như Uber." (Theo bài phỏng vấn với Nikkei Asian Review)


An An
Linh Yoo
17/06/19

Trí Thức Trẻ