Adidas tính bán Reebok

15/12/2020 15:46 PM | Kinh doanh

Adidas thâu tóm Reebok từ năm 2006 với giá 3 tỷ euro (tương đương 3,6 tỷ USD) nhằm mở rộng hoạt ộng ở Mỹ cũng như cạnh tranh với đối thủ Nike. Tuy nhiên kế hoạch này không thành công như mong muốn, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Hôm qua (14/12), Adidas cho biết đang xem xét lại tương lai của Reebok và có thể sẽ bán đi thương hiệu này. Cách đây 15 năm, Adidas đã mua lại hãng đồ thể thao đến từ nước Mỹ và rất cố gắng để "sửa chữa" Reebok. Tuy nhiên có vẻ như hãng vẫn chưa thành công.

Theo thông báo của Adidas, bán Reebok là một trong những lựa chọn mà công ty đang xem xét như 1 phần trong chiến lược 5 năm sẽ được công bố rộng rãi vào ngày 10/3/2021.

Hiện là công ty sản xuất đồ thể thao lớn thứ hai thế giới sau Nike, Adidas thâu tóm Reebok từ năm 2006 với giá 3 tỷ euro (tương đương 3,6 tỷ USD) nhằm mở rộng hoạt ộng ở Mỹ cũng như cạnh tranh với đối thủ Nike ngay trên sân nhà của Nike. Khi đó Reebok đang là nhà tài trợ chính của giải Bóng rổ NBA. Tuy nhiên kế hoạch này không thành công như mong muốn, theo nhận định của các chuyên gia phân tích.

Mặc dù Adidas đã có thể cải thiện tình hình, doanh thu của Reebok vẫn bị tụt lại và trở thành gánh nặng kéo lợi nhuận của Adidas đi xuống. Năm 2016, CEO Kasper Rorsted của Adidas đã tung ra kế hoạch cải tổ Reebok ngay sau khi nhậm chức. Ông mạnh tay cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửa hàng chục cửa hàng Reebok ở Mỹ.

Rosted đã nhiều lần chống lại lời kêu gọi hãy bán Reebok của các cổ đông, với lập luận rằng nên "sữa chữa" chứ không phải bán đi thương hiệu này. Kế hoạch của ông đã có được chút thành công. Năm 2018 Reebok chuyển từ lỗ thành lãi, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra.

Năm 2019, doanh thu của Reebok tăng trưởng 3,6%, lên 1,75 tỷ euro, chủ yếu nhờ mức tăng trưởng 2 chữ số tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên doanh thu của thương hiệu Adidas lại tăng tới 8,3%, lên 21,51 tỷ euro.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến áp lực bán Reebok tăng lên. Quý III, doanh thu của Reebok giảm 12,3% trong khi của Adidas chỉ giảm 6,7%. Rorsted cho rằng Reebok bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi vì thương hiệu này yếu hơn trong phân khúc các sản phẩm ngoài trời và đồ chạy – nơi các khách hàng mua sắm nhiều hơn trong thời dịch. Ngoài ra việc Reebok chủ yếu được ưa chuông tại thị trường Mỹ cũng trở thành điểm bất lợi vì Mỹ là nơi dịch nặng nhất trên thế giới.

Tham khảo Wall Street Journal

An Nguyên

Từ khóa:  adidas
Cùng chuyên mục
XEM