8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc

01/02/2022 19:09 PM | Xã hội

Một chút chú ý về những điều lành và kiêng kỵ trong ngày tết sẽ giúp bạn đón một năm mới may mắn và sung túc.

kiêng kỵ trong ngày Tết
kiêng kỵ trong ngày Tết

Ông bà ta thường nói "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Một chút chú ý về những điều lành và kiêng kỵ trong ngày tết theo đó được cho là có thể giúp bạn đón một năm mới may mắn và sung túc.

Dù một số còn khá mơ hồ và chưa được lý giải, xong xét cho cùng, tất cả những tục lệ này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt Nam. Họ kiêng cữ như một cách để yên tâm chào đón năm mới sau khi mọi vận đen, xui rủi năm cũ được rũ bỏ.

Không quét nhà ngày Mùng 1

Theo quan niệm dân gian, quét nhà ngày Mùng 1 Tết tức là bạn đang quét đi mọi tài lộc, vận đỏ cả năm ra khỏi nhà. Điều này có thể khiến tình hình tài chính của gia đình không ổn định, các thành viên không thể tạo ra của cải vật chất, hoặc nếu có cũng sẽ sớm tiêu tan. Vì vậy, mọi người thường chỉ vun rác lại một góc và đợi hết Mùng 1 mới quét dọn.

8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc - Ảnh 1.

Quét nhà ngày Mùng 1 Tết tức là bạn đang quét đi mọi tài lộc, vận đỏ cả năm ra khỏi nhà

Chuyện kiêng kỵ này đã được giải thích bằng một điển tích của Trung Quốc. Chuyện kể rằng, có một người lái buôn tên là Âu Minh được Thủy thần tặng cho một người hầu tên Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra. Vào ngày Mùng 1 Tết, không biết vì lý do gì mà Âu Minh đánh Như Nguyệt. Cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà, sau đó vô tình bị hốt đi. Từ đó nhà Âu Minh lại nghèo khó.

Tránh ăn các món "xui"

Ngày đầu năm, người Việt thường kiêng ăn thịt vịt, cá mè, thịt chó… vì theo quan niệm, chúng không mang lại may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm.

Thay vào đó, mọi người thường ăn xôi gấc, bánh chưng, canh khổ qua, dưa hấu… để may mắn cả năm. Ở miền Bắc, một số nơi còn cầu sung túc bằng việc ăn cá chép - loài cá vượt vũ môn hóa rồng. Nếu ăn cá chép trong 3 ngày đầu năm mới, chuyện học hành sẽ hanh thông, công việc thăng tiến. Tuy nhiên, phần đuôi cá sẽ được chừa lại, ý muốn của cải luôn dư thừa.

Kiêng chúc Tết người đang ngủ

Nếu bạn tới chúc Tết mà gia chủ vẫn đang ngủ, hãy đợi họ dậy rồi mới mở lời, bởi câu chúc lúc ngủ bị coi là trù ẻo, muốn người ta phải nằm trên giường bệnh.

8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc - Ảnh 2.

Nếu bạn tới chúc Tết mà gia chủ vẫn đang ngủ, hãy đợi họ dậy rồi mới mở lời

Nếu không thể đợi gia chủ ngủ dậy để dành tặng những lời chúc tốt đẹp, các vị khách nên đến vào một dịp khác. Không nên đánh thức bất cứ ai trong những ngày Tết để tránh cho sự thúc giục, vội vã cả năm.

Tránh cho nước, lửa

Vào ngày Mùng 1, người Việt Nam rất kỵ người khác đến xin lửa. Theo quan niệm của người xưa, lửa có màu đỏ - màu sắc của sự may mắn. Nếu cho người khác lửa nghĩa là ta đang cho đi chính sự may mắn của mình.

Ngoài ra, nhiều người cũng kiêng cho nước đầu năm vì nước vốn được ví như nguồn tài lộc. Nếu cho đi, gia chủ sẽ gặp nhiều xui xẻo, làm ăn thất bát, tiền mất tật mang.

Kiêng đổ vỡ đồ dùng

Người Việt Nam kiêng làm vỡ bát đĩa, ấm chén đầu năm vì cho rằng đổ vỡ sẽ gây ra sự chia lìa, tan nát.

8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc - Ảnh 3.

Chuyện rơi vỡ đầu năm là điều khó tránh khỏi

Tuy nhiên, trên thực tế, chuyện rơi vỡ đầu năm là điều khó tránh khỏi. Nhiều người trấn an bằng cách cho rằng đổ vỡ gây ra tiếng động tốt, mang lại nhiều may mắn cho gia đình nên nếu có lỡ thì cũng không sao.

Kiêng vay mượn hoặc trả nợ đầu năm

Mọi người thường quan niệm không nên vay hoặc cho tiền, đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, như vậy sẽ khiến gia đình rơi vào cảnh túng thiếu cả năm. Điều kiêng kỵ này xuất phát từ quan niệm việc cho mượn tiền chẳng khác gì "dâng" tài lộc vào tay người khác.

Tuy nhiên, điều kiêng kị này còn tùy thuộc vào quan niệm và tín ngưỡng riêng của từng người, từng gia đình, vậy nên, bạn hãy cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử.

Kiêng xuất hành, mở hàng, đi lễ ngày xấu

Với quan niệm "đầu xuôi đuôi lọt", ngày giờ xuất hành rất được người Việt coi trọng.

8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc - Ảnh 4.

Chọn ngày đẹp xuất hành đầu năm rất quan trọng

Họ cho rằng "Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba" vì theo quan niệm dân gian, đây là ngày "Tam Nương sát".

Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sai 3 cô gái xinh đẹp (Tam nương) xuống hạ giới làm mê muội và thử lòng con người. Nếu ai gặp phải sẽ bị các cô làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ bạc... Đây cũng chính là lời nhắc nhở con cháu nên biết giữ mình, tránh sa đọa vào những thứ tiêu cực.

Trong khi đó, các ngày 5, 14, 23  được cho là ngày Nguyệt kỵ. Các ngày này cộng lại đều bằng 5, tức "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó đạt được mục tiêu.

Dù cho đến nay vẫn chưa có ai kiểm chứng được xem đây có thực sự là những ngày xui xẻo hay không, song việc kiêng kỵ một phần nào đó sẽ giúp mọi người yên tâm hơn về những việc mình sắp làm.

Kiêng về nhà ngoại vào ngày Mùng 1, 4, 5 Tết

Người Việt quan niệm dâu con trong nhà chỉ nên về bên ngoại chúc tết vào Mùng 2 hoặc Mùng 3, tránh các ngày Mùng 1,4,5. Mùng 1 Tết là ngày quan trọng nhất trong năm nên con cái cần có nghĩa vụ tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ, tổ tiên họ nội.

8 điều đại kỵ không nên làm trong ngày tết, thổi bay may mắn và sung túc - Ảnh 5.

Người Việt kiêng về nhà ngoại vào ngày Mùng 1, 4, 5 Tết

Con rể cũng được cho là nên về nhà vợ vào đúng những ngày kể trên mới có thể mang lại tài lộc cho gia đình.

Theo: JPT, Tổng hợp 

Huệ Anh

Từ khóa:  Tết
Cùng chuyên mục
XEM