7 "trận chiến" mà người mắc bệnh lo lắng "vô tội vạ" phải đối mặt: Bảo sao sự nghiệp, công danh mãi bế tắc!

14/02/2019 09:15 AM | Sống

Não bộ của những người hay lo lắng giống như một người tài xế luôn chạy xe quá tốc độ. Sự "quá tốc độ" này của bộ não có thể khiến cuộc sống hàng ngày của họ như "địa ngục trần gian". Hơn nữa, những người hay lo lắng liên tục phải tự bảo vệ mình trước những "kẻ thù" họ tự nghĩ hoặc tưởng tượng ra.

Hiện nay, hội chứng "hay lo lắng" ngày càng trở nên phổ biến hơn. Do đó, việc làm sáng tỏ "trận chiến" những người hay lo lắng phải đối mặt cực kỳ quan trọng. Dưới đây là sự khác biệt trong cách nhìn nhận thế giới của những người hay lo lắng. Đã đến lúc tất cả mọi người cần hiểu rõ hơn về chứng rối loạn suy nhược tiềm tàng này.

1. Gặp khó khăn với các tín hiệu và hiểu sai các biểu cảm

Những người hay lo lắng thường gặp khó khăn với các tín hiệu và có thể hiểu sai các biểu cảm hoặc ngôn ngữ cơ thể của người khác. Và điều này khiến họ hay có cảm giác mọi người xung quanh đang nói xấu sau lưng mình. Bên cạnh đó, các tình huống xã hội khiến họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, việc bắt chuyện và duy trì một cuộc hội thoại dường như là không thể. Ngoài việc thường tránh những hoạt động giao lưu, tương tác mọi người, những người hay lo lắng còn là những người luôn đánh giá bản thân một cách khắt khe quá mức.

7 trận chiến mà người mắc bệnh lo lắng vô tội vạ phải đối mặt: Bảo sao sự nghiệp, công danh mãi bế tắc! - Ảnh 1.

2. Thích ở trong nhà một mình hơn là ra ngoài tiếp xúc với mọi người

Việc có nhiều người để gặp gỡ và nhiều nơi để khám phá vô cùng thú vị và hấp dẫn. Nhưng với những người có tâm trạng lo lắng, việc khám phá thế giới dường như "quá sức" với họ. Họ thà lựa chọn ở trong vùng an toàn của mình còn hơn bởi quá nhiều mối nguy hại nhanh chóng lấn át và bao trùm tâm trí họ, đặc biệt là khi họ cũng được xác định là người hướng nội. Môi trường bình lặng, ít thay đổi thường khiến những người hay lo lắng có cảm giác an tâm hơn.

3. Cảm thấy bản thân không bao giờ được nghỉ ngơi

Những người hay lo lắng thường cảm thấy năng lượng của họ như bị khóa trong cơ thể mà không có cách nào để giải phóng nó. Năng lượng dồn nén này có thể gây hại cho cơ thể bởi chúng gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, ra mồ hôi tay, nói lắp, khó tập trung… 

Người bình thường có thể tạm "tắt não" ngay sau khi họ rời khỏi văn phòng nhưng tâm trí của những người hay lo lắng thì không bao giờ dừng lại. Họ thường cảm thấy bị não của chính mình điều khiển và họ thường chỉ mong đến giờ đi ngủ bởi chỉ khi đó họ mới thực sự được nghỉ ngơi.

7 trận chiến mà người mắc bệnh lo lắng vô tội vạ phải đối mặt: Bảo sao sự nghiệp, công danh mãi bế tắc! - Ảnh 2.

4. Sợ mọi người có ý định xấu với mình

Những người hay lo lắng thường rất khó tin tưởng người khác. Cùng với sự lo lắng, họ luôn cảm thấy nghi ngờ đối với mọi thứ. Ngay cả khi đối phương là những người không lo lắng thì việc bắt đầu kết bạn và duy trì tình bạn này đối với những người hay lo lắng cũng không hề đơn giản. 

Họ thường cảm thấy mọi người xung quanh có ý định xấu và sẽ lợi dụng họ nếu như họ cời mở và đến gần. Bộ não của họ luôn trong trạng thái đề phòng hàng loạt các mối đe dọa và thậm chí là cả con người.

5. Cầu toàn quá mức trong mọi việc

Những người hay lo lắng thường đặt ra những tiêu chuẩn không thể cho bản thân họ và những người khác. Họ luôn cố gắng không ngừng để đạt được sự hoàn hảo và dễ bị tổn thương bởi những áp lực. Tất nhiên, một chút căng thẳng và lo lắng vừa đủ có thể biến thành động lực giúp chúng ta đạt được mục tiêu nhưng nếu căng thẳng và lo lắng quá nhiều sẽ phản tác dụng. 

Cầu toàn là một đặc tính cực kỳ nguy hiểm của sự lo lắng. Mặc dù nhiều người thấy nó có vẻ vô hại nhưng thực chất nó có thể khiến con người bị ám ảnh và phát triển những lối suy nghĩ lệch lạc.

7 trận chiến mà người mắc bệnh lo lắng vô tội vạ phải đối mặt: Bảo sao sự nghiệp, công danh mãi bế tắc! - Ảnh 3.

6. Luôn luôn bị áp lực và căng thẳng

Những người hay lo lắng thường sợ hãi quá mức. Họ có thể phản ứng như thể thế giới đang trong trạng thái "ngàn cân treo sợi tóc" và quyết định họ đưa ra sẽ quyết định vận mệnh của nó. 

Nói cách khác, họ có vẻ rất bối rối và căng thẳng khi làm mọi việc dù là đơn giản nhất. Những người hay lo lắng thường cảm thấy luôn không có thời gian để thư giãn, lúc nào cũng mệt mỏi và ngột ngạt. 

Vì vậy, ngay cả những điều nhỏ nhất cũng có thể khiến họ căng thẳng, khó chịu và có những phản ứng tiêu cực. Họ được coi là những người có "làn da cảm xúc rất mỏng".

7. Cảm thấy mọi thứ đều không đủ tốt

Dù không có vấn đề gì xảy ra thì họ vẫn thấy mọi thứ trong cuộc sống không đủ tốt. Họ cảm thấy mình sẽ bị chỉ trích nặng nề về hiệu suất công việc hoặc liên tục cảm thấy như họ đang bị các đồng nghiệp dò xét. 

Họ có thể cảm thấy như chính họ là nguyên nhân gây ra sự thất bại do những "sai sót tự nhận thức". Những người hay lo lắng luôn có nhu cầu để trở nên tốt hơn nhưng họ luôn luôn tìm kiếm sự hoàn hảo quá mức. 

Bất kể cảm giác lo lắng "vô tội vạ" này đến từ đâu thì những người hay lo lắng đều khó thay đổi quan điểm về bản thân và họ thường nhìn nhận bản thân mình dưới một hình ảnh rất tiêu cực.

Khánh Ly

Cùng chuyên mục
XEM