7 tháng đầu năm 2018: số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU giảm 56% so với cùng kì

20/08/2018 19:13 PM | Kinh doanh

Từ tháng 1 đến tháng 7/2018, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU gồm cả xe du lịch và xe thương mại đã giảm 56% xuống còn 19.200 chiếc so với 43.300 chiếc cùng kì năm ngoái. Trong đó, phân khúc xe thương mại giảm mạnh nhất ở mức 68%.

Đó là những con số được đưa ra trong buổi chính thức công bố  triển lãm ô tô Việt Nam 2018 (Vietnam Motor Show 2018) do Hiệp hội các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) và Các nhà Nhập khẩu Ô tô Chính hãng Việt Nam (VIVA) tổ chức sáng 20/8.

Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam sụt giảm lớn

Ông Laurent Genet, đại diện hiệp hội các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng Việt Nam (Viva) cho hay, tốc độ tăng tưởng GDP của Việt Nam vào khoảng 6,7 - 6,8%, ở mức cao trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh là tiền đề tốt để thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và thượng lưu - những khách hàng tiềm năng của dòng xe cá nhân được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Dự báo, tăng trưởng tiêu thụ xe của Việt Nam sẽ đạt mức 22,6%/năm trong giai đoạn 2018-2025 và đạt khoảng 18,5%/năm trong giai đoạn 2025-2035.

7 tháng đầu năm 2018: số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU giảm 56% so với cùng kì - Ảnh 1.

Bên cạnh nhưng thuận lợi thì thị trường ô tô Việt Nam còn đối mặt với nhiều rào cản, thách thức. Ảnh: Phương Nga

Tuy nhiên, trong năm 2018, Nghị định 116 và Thông tư 03 của các bộ ban ngành Việt Nam về tăng cường các quy định về xe ô tô. Việc áp dụng các quy định mới ngay lập tức khiến cho thị trường ô tô Việt Nam sụt giảm doanh số. Từ tháng 1 đến tháng 7/2018, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU gồm cả xe du lịch và xe thương mại đã giảm 56% xuống còn 19.200 chiếc so với 43.300 chiếc cùng kì năm ngoái. Trong đó, phân khúc xe thương mại giảm mạnh nhất ở mức 68%. Xe du lịch vẫn ổn định tăng 6% tương đương gần 100.000 chiếc với các mẫu lắp ráp trong nước tăng 25% bù lại mức giảm 47% của các mẫu xe nhập khẩu. Thị phần xe nhập khẩu hiện nay chiếm 135 trong tổng lượng xe bán ra so với 29% vào năm 2017.

Thực tế thị trường ô tô trong những tháng vừa qua, việc nhập xe từ các nước châu Âu về Việt Nam là không nhiều, điều này đã làm cho thị trường có phần mất cân bằng về phân khúc xe. Quý vị cho hỏi, quý vị đã có những tiến trình tháo gỡ như thế nào?

Thách thức của thị trường ô tô Việt Nam là gì?

Ông Laurent Genet, Nghị định 116 ban hành và có hiệu lực từ 1/1/2018 đã tạo ra nhiều thách thức cho việc cấp phép xe. Cụ thể, chi phí lưu trữ của mỗi lô hàng tại cảng trong quá trình đợi cấp phép rất cao. Chi phí cấp phép cho hai chiếc e cùng loại trong mỗi lô hàng cũng cao. Việc lặp lại thủ tục cấp phép cho mỗi lô hàng tạo ra những khoản chi phí không cần thiết và trở thành rào cản thương mại đối với xe CBU. "Đây là sự phân biệt đối xử so với các mẫu xe CKD và điều này không tuân thủ hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã kí kết", ông Laurent nhấn mạnh.

Theo vị này, hiện Viva đang tiếp tục cộng tác với các bộ ban ngành hữu quan tại Việt Nam như Bộ giao thông vận tải, Cục đăng kiểm để xác định và giải quyết những khó khăn gặp phải.

7 tháng đầu năm 2018: số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc CBU giảm 56% so với cùng kì - Ảnh 2.

Doanh số thị trường ô tô 6 tháng đầu năm 2018 sụt giảm mạnh. Ảnh: Phương Nga

Ông Kinoshita cho rằng, do ảnh hưởng của Nghị định 116 dẫn đến doanh số thị trường 6 tháng đầu năm sụt giảm.  Ông này cho rằng, với việc nhiều sản phẩm ra mắt và cao điểm bán hàng cuối năm, hi vọng thị trường sẽ tăng trưởng.

Ngoài ra, dòng xe bán tải là một hướng đi kịp thời và đáp ứng được xu hướng của người dùng Việt Nam nhưng thời gian qua không ít ý kiến muốn tăng thuế và phí đối với phân khúc này, cũng được xem là rào cản nhất định. Theo ông Kinoshita, nếu thuế và phí áp dụng cho dòng sả phẩm này tăng, nhu cầu cho dòng xe này có thể sẽ giảm xuống.

Được biết, triễn lãm Ô tô Việt Nam 2018 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 24/10/2018 đến hết ngày 28/10/2018 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, Tp.HCM với sự góp mặt của 15 thương hiệu ô tô với tất cả các phân khúc từ xe phổ thông tới xe hạng sang và siêu xe thể thao.

Nói về Triển lãm Ô tô Việt Nam 2018, Chủ tịch VAMA – Ông Toru Kinoshita cho rằng: "Vietnam Motor Show năm 2018 là một kì triển lãm đặc biệt. Nó đặc biệt không chỉ bởi vì những nỗ lực hợp tác của các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cùng với các nhà nhập khẩu ô tô chính hãng nhằm mang tới một kì triển lãm ô tô toàn vẹn hơn và đa dạng hơn; mà hơn nữa nó thể hiện tầm nhìn, tư duy rộng mở và ứng xử hợp thời của chính các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đối với nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng"

Theo số liệu của VAMA, doanh số bán hàng toàn ngành (bao gồm số liệu của các nhà nhập khẩu không phải là thành viên VAMA, Mercedes-Benz và Lexus) trong cả năm 2017 đạt gần 251.000 xe, tiếp tục đáp ứng phần lớn nhu cầu xe du lịch và xe thương mại tại thị trường Việt Nam. Trước đó, năm 2016, số liệu toàn ngành đạt 272.000  xe, hiện đang là con số cao nhất từ trước tới nay.

Phương Nga

Cùng chuyên mục
XEM