7 kỹ năng tuy khó học nhưng nếu học được sẽ đem lại lợi ích cả đời

10/11/2018 13:10 PM | WeLearn

Học cách kiềm chế sự phán xét và tập trung hiểu ý của người kia là một trong những kĩ năng quan trọng bạn có thể phát triển.

Học như thế nào cũng quan trọng không kém chúng ta học cái gì. Nếu bạn có lòng tin trong tương lai bạn có thể trau dồi và làm được nhiều thứ vượt xa khả năng bình thường của bản thân sẽ mang lại cảm giác thật kích thích và thỏa mãn.

Thời gian của con người có hạn và bạn nên học các kĩ năng mà sẽ giúp đem lại nhiều lợi ích nhất có thể. Có 7 kĩ năng mà tôi tin chắc rằng sẽ phù họp vì chúng không ngừng mang lại lợi ích:

1. Biết lúc nào nên im lặng

Chắc chắn việc tâm sự với ai đó và cho họ biết suy nghĩ của bạn thật tuyệt, nhưng cảm xúc tuyệt vời đó chỉ là tạm thời mà thôi. Ngày mai, tuần sau hoặc năm sau thì sao? Chứng tỏ bản thân là bản năng của con người rồi nhưng nó hiếm khi có hiệu quả. Ngược lại, không kiểm soát cảm xúc sẽ khiến bạn đào sâu và bắt đầu một cuộc chiến có thể gây ảnh hưởng đến bạn và quan hệ của bạn. Khi bạn hiểu và phản ứng lại những cảm xúc của mình, bạn có thể lựa chọn một cách khôn ngoan và chỉ tranh luận vào đúng thời điểm. Phần lớn thời gian, đó là bạn cứng họng.

2. Trí tuệ cảm xúc (EQ)

EQ là "một điều gì đó" vô hình trong mỗi chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách cư xử, xử lý những việc phức tạp trong xã hội và đưa ra những quyết định mang đến kết quả tích cực. EQ là khả năng nhìn nhận và thấu hiểu cảm xúc của bản thân và người khác, dùng những thông tin này để quản lý hành vi của bản thân và các mối quan hệ. 

Qua nhiều thập kỉ nghiên cứu đã chỉ ra được rằng trí tuệ cảm xúc là yếu tố quan trọng khiến các ngôi sao nổi bật hơn người. Là một các mạnh mẽ để tập trung năng lượng vào một hướng, cho những hiệu quả to lớn.

TalentSmart kiểm tra EQ cùng 33 kỹ năng làm việc quan trọng khác và thấy được rằng EQ cho kết quả dự báo thể hiện mạnh nhất, giải thích cho con số 58% thành công trong tất cả lĩnh vực. Trong tất cả những người chúng tôi đã nghiên cứu qua, chúng tôi phát hiện 90% người biểu hiện tốt đều có EQ cao. 

Mặt khác, chỉ 20% những người không có biểu hiện tốt là có EQ cao. Các bạn vẫn có thể giỏi giang cho dù EQ thấp, nhưng khả năng này là rất thấp. Thông thường, người có điểm EQ cao kiếm được nhiều tiền hơn, trung bình 29.000 USD mỗi năm, nhiều hơn người có điểm trí tuệ cảm xúc thấp. 

Sự liên kết giữa EQ và thu nhập trực tiếp đến nỗi cứ mỗi một điểm EQ tăng là mức lương hàng năm sẽ tăng 1.300 USD. Nâng điểm EQ không chỉ tăng tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn, nó còn khiến bạn hạnh phúc hơn và giảm bớt căng thẳng nữa.

7 kỹ năng tuy khó học nhưng nếu học được sẽ đem lại lợi ích cả đời - Ảnh 1.

3. Quản lý thời gian

Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến việc quản lý thời gian một cách hiệu quả là "không nhận ra sự ưu tiên". Điều này nghĩa là khuynh hướng phải làm ngay những việc nhỏ trước mắt đã che mất những vấn đề thực sự quan trọng. Khi không chống cự được, bạn dành quá nhiều thời gian dành ra nỗ lực mà không có chút tác dụng nào. 

Đã bao lần bạn rời chỗ làm, để rồi nhận ra rằng những việc quan trọng vẫn chưa được xử lý chút nào? Học cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn tự do thể hiện trạng thái tốt nhất của bản thân, và luôn như thế mỗi ngày.

4. Lắng nghe

Điều này có vẻ dễ dàng. Nếu như chúng ta không nói thì chúng ta sẽ lắng nghe, đúng chứ? Không hẳn vậy. Phần lớn thời gian, chúng ta nghĩ rằng mình đang lắng nghe, nhưng thực chất chúng ta đang chuẩn bị điều mà mình sẽ nói. Lắng nghe thực sự là bạn chỉ tập trung suy nhất vào những gì người kia đang nói. Đó là về sự thấu hiểu chứ không phải bác bỏ hay tiếp thu. Học cách kiềm chế sự phán xét và tập trung hiểu ý của người kia là một trong những kĩ năng quan trọng bạn có thể phát triển.

Lắng nghe gần như là một loại tài năng - đa phần mọi người đều nghĩ mình hơn người. Một nghiên cứu tại Đại học Wright State điều tra hơn 8.000 người từ nhiều lĩnh vực, và gần như toàn bộ đều tự đánh giá bản thân là người biết lắng nghe như đồng nghiệp hoặc thậm chí là hơn. Chúng tôi đều biết rằng đa số bọn họ đều sai.

Lúc làm việc mọi người trò chuyện và lắng nghe rất nhiều. Chúng ta nói để đưa ra phản hồi, giải thích các chỉ dẫn và phổ biến thời hạn. Hơn cả những lời nói, có những thông tin vô giá được giải mã qua giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, và những điều không được nói ra. Nói cách khác, thất bại trong việc lắng nghe (và quan sát) có thể khiến bạn bị bỏ lại.

7 kỹ năng tuy khó học nhưng nếu học được sẽ đem lại lợi ích cả đời - Ảnh 2.

5. Nói "không"

Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học California, San Francisco cho thấy, bạn càng gặp khó khăn trong việc nói "không", thì càng có khả năng cao bạn gặp căng thẳng, kiệt sức và thậm chí là trầm cảm. Thực tế, nói "không" là một thử thách đối với một số người. "Không" là một từ có sức mạnh mà bạn không nên ngại sử dụng. 

Khi đến thời điểm bạn phải nói "không", hãy tránh những câu như "Tôi không nghĩ tôi làm được đâu" hay "Tôi không chắc nữa". Nói "không" là thể hiện tôn trọng với những lời hứa bạn đã đặt ra và và cho bạn cơ hội để hoàn thành chúng tốt đẹp. Khi bạn học cách nói "không", bạn giải thoát bản thân khỏi những hạn chế, có nhiều thời giờ và năng lượng cho những chuyện quan trọng hơn trong cuộc sống.

6. Có giấc ngủ chất lượng

Chúng ta luôn biết rằng, có giấc ngủ chất lượng sẽ tốt cho não bộ, nhưng theo nghiên cứu gần đây của Đại học Rochester đã chứng mình điều này. Cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn ngủ, não bạn loại bỏ các protein có hại, là sản phẩm của hoạt động của hệ thần kinh khi bạn thức. 

Vấn đề là, não bộ chỉ có thể loại bỏ tất cả những protein có hại này khi bạn có một giấc ngủ đủ chất lượng. Khi bạn không có được giấc ngủ sâu chất lượng cao, protein có hại vẫn sẽ ở trong tế bào não của bạn, phá hoại và làm suy yếu khả năng suy nghĩ - điều mà không một lượng cà phê nào có thể xử lý được. 

Nó làm khả năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề chậm đi, ngăn chặn sự sáng tạo và phóng đại cảm xúc của bạn. Học cách để có được một giấc ngủ chất lượng cao thường nhật là một kĩ năng khó, nhưng sẽ có được nhiều lợi ích về sau.

7. Sống lạc quan

Chúng ta đều đã được nhận những lời khuyên "có ý tốt" để sống lạc quan. Thử thách càng lớn, sự hiểu biết nửa vời này có thể biến thành lạc quan một cách vô lý hay không thực tế. Khá khó để tìm được động lực giữ lạc quan khi mà sự lạc quan có vẻ là suy nghĩ viển vông. 

Trở ngại thực sự cho sự lạc quan là não chúng ta được lập trình để tìm và chú ý đến những mối nguy. Cơ chế sống còn này phục vụ đời sống con người khá tốt, trở về khi chúng ta còn săn bắn, hái lượm và sống từng ngày với nỗi sợ thực sự là có thể chết bởi một ai đó hay cái gì đó từ môi trường xung quanh. Đó là thời gian rất lâu về trước rồi. 

Ngày nay, cơ chế này nuôi dưỡng sự tiêu cực và bi quan qua khuynh hướng suy nghĩ lan man đến khi phát hiện mối nguy của não bộ. Những "mối nguy" này phóng đại khả năng nhận thức rằng những sự việc đó sẽ xảy ra theo hướng tồi tệ. Khi mối nguy đó là thật và rình rập đâu đó trên đường, cơ chế này sẽ giúp cho bạn. 

Khi mà mối nguy hại chỉ là tưởng tượng và bạn dành cả 2 tháng trời để tự thuyết phục bản thân là dự án của bạn sẽ thất bại, cơ chế này sẽ để mặc bạn với thực tế chua chát, thứ sẽ phá hủy cuộc sống của bạn. Giữ sự lạc quan là một thử thách thường nhật yêu cầu sự tập trung và chú ý. Bạn phải giữ sự lạc quan một cách có chủ đích nếu muốn vượt qua khuynh hướng tập trung vào mối nguy hiểm của não bộ.

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM