7 kỹ năng quan trọng giúp bất cứ ai, làm bất cứ nghề gì, cũng có thể trở nên chuyên nghiệp hơn

18/12/2021 15:35 PM | Kinh doanh

Tuy nhiên, ngoài những kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể, những người chuyên nghiệp cũng cần phải có một số những kỹ năng và phẩm chất nhất định.

Bạn đang làm giáo viên, luật sư, kỹ sư, bác sĩ hay nhà thầu,...? Dù bạn đang hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào thì để được công nhận là một người chuyên nghiệp, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và hoàn thành các khóa đào tạo cơ bản như đại học, cao học...

Tuy nhiên, ngoài những kiến thức cần thiết cho từng ngành nghề cụ thể, những người chuyên nghiệp cũng cần phải có một số những kỹ năng và phẩm chất nhất định.

Đây chủ yếu là những kỹ năng mềm có thể giúp bạn tương tác và hòa nhập tốt hơn với mọi người xung quanh. Trong một số trường hợp, các nhà tuyển dụng sẽ "ưu ái" hơn với những ứng viên có khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng.

Bởi có kiến thức chuyên môn là yêu cầu cơ bản cho hầu hết các công việc hiện nay. Nên để tăng khả năng cạnh tranh, bạn cần trang bị cho mình đầy đủ những kỹ năng cần thiết để có thể chinh phục các nhà tuyển dụng.

Bài viết này sẽ cho bạn biết đâu là những kỹ năng quan trọng, có thể giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và thành công hơn.

1. Giao tiếp

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải có để trở nên chuyên nghiệp hơn. Nó bao gồm giao tiếp bằng văn bản, bằng lời nói, hoặc thông qua hành động, ánh mắt. Bên cạnh đó, trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, email cũng là một kênh giao tiếp rất được chú trọng. Vì vậy, bạn phải học cách để viết một email thật sự rõ ràng, súc tích, sử dụng định dạng và giọng điệu phù hợp với đồng nghiệp, đối tác cũng như các nhà tuyển dụng.

Và dưới đây là một số kỹ năng giao tiếp khác:

Bảo vệ ý kiến của bản thân

Yêu cầu sự giúp đỡ hoặc xin lời khuyên

Động não, phát triển ý tưởng

Xây dựng sự ủng hộ cho một ý tưởng

Viết các văn bản kinh doanh

Đối phó với những người khó tính

Xử lý các vấn đề văn phòng

Bắt tay

Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT)

Phỏng vấn

Quản lý mối quan hệ với nhà tuyển dụng

Lắng nghe

Khả năng kết nối

Thuyết phục

Viết hồ sơ

Kỹ năng xã hội

Giao tiếp bằng lời nói

Giao tiếp bằng văn bản

2. ​Phát biểu trước đám đông

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên phải có kỹ năng phát biểu trước đám đông. Mặc dù có thể bạn không thường xuyên phải thuyết trình, nhưng bạn vẫn cần phải phát biểu trong các cuộc họp, trao đổi thông tin với đồng nghiệp,... Như bạn có thể thấy, những người chuyên nghiệp nói chuyện với mọi người rất rõ ràng, mạch lạc và và trình bày thông tin rất hiệu quả.

Những kỹ năng sau đây sẽ rất hữu ích cho những ai cần phát triển khả năng phát biểu trước đám đông:

Phát âm rõ ràng

Tự tin

Thiết kế nội dung bài thuyết trình

Nói chuyện một cách đĩnh đạc

Tiếp nhận phản hồi

Kỹ năng xã hội

3. Làm việc nhóm

Chúng ta không làm việc độc lập. Chúng ta sẽ thường xuyên phải tham gia vào các dự án và khi đó, kỹ năng giao tiếp với các cá nhân là vô cùng cần thiết.

Bạn cần phải học cách chia sẻ trách nhiệm với người khác và giao tiếp một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu chung.

Các kỹ năng làm việc nhóm để trở nên chuyên nghiệp hơn:

Quản trị xung đột

Xử lý xung đột

Đàm phán

Xây dựng mối quan hệ

Xây dựng đội nhóm

Quản lý nhóm

4. Quản lý thời gian

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được giao cho rất nhiều những nhiệm vụ khác nhau. Và để hoàn thành chúng, bạn cần phải sắp xếp và phân bổ thời gian cho từng nhiệm vụ cụ thể.

Hoàn thành công việc đúng hạn có vẻ đơn giản, nhưng đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất có thể đánh giá mức độ chuyên nghiệp của bạn.

Những người xuất hiện đúng giờ hoặc sớm hơn thường được mọi người đánh giá là chăm chỉ hơn, ngay cả khi thực tế không phải là như vậy. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tạo ấn tượng tốt với sếp của mình bằng cách đến cơ quan hoặc vào họp sớm hơn vài phút.

Chú ý đến từng chi tiết

Tự tạo động lực cho bản thân

Lên kế hoạch cho thời gian họp

Quản lý dự án

Đúng giờ

5. Lãnh đạo

Dù bạn đang làm ở bất kỳ một vị trí nào trong công ty, thì lãnh đạo cũng là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng. Đặc biệt là khi bạn muốn trở thành một người chuyên nghiệp hơn.

Một số kỹ năng thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn:

Khả năng giải trình

Lập ngân sách

Chịu áp lực

Đào tạo nhân lực

Điều phối nhân lực

Đưa ra quyết định

Thiết lập mục tiêu

Phát triển tư duy

Thu thập thông tin

Gây ảnh hưởng

Quản lý

Hướng dẫn

Quản lý cuộc họp

Lên kế hoạch

Giao tiếp lịch sự

Tư duy nhạy bén

6. Tính linh hoạt

Hầu hết các công việc hiện nay đều yêu cầu tính linh hoạt và khả năng thích nghi cao. Các ứng viên cần phải hiểu và điều chỉnh cách làm việc của mình để phù hợp với những thay đổi của tổ chức.

Dưới đây là một số kỹ năng có thể giúp bạn thể hiện được tính linh hoạt trước mặt các nhà tuyển dụng:

Khả năng thích ứng

Phân tích

Quản lý cảm xúc

Kiên nhẫn

Khả năng tri giác

Giải quyết vấn đề

7. Kỹ năng và phẩm chất cá nhân

Những kỹ năng và phẩm chất dưới đây sẽ cho phép bạn tương tác và làm việc tốt hơn với đồng nghiệp, quản lý, khách hàng, nhà cung cấp và rất nhiều những người khác tại nơi làm việc. Đồng thời, nó cũng là cơ sở giúp bạn hoàn thiện bản thân và phát triển sự nghiệp.

Định hướng và lên kế hoạch cho tương lai

Năng lực

Suy nghĩ sáng tạo

Tư duy phản biện

Trí tuệ cảm xúc

Đạo đức

Trung thực

Khiêm tốn

Thanh liêm

Kiên nhẫn

Tri giác

Kiên trì

Sự bền bỉ

Tính thực tế

Khả năng phục hồi

Sự tôn trọng

Tự nhận thức

Tự tin

Quản lý bản thân

Khả năng tự điều chỉnh

Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng chính là những kiến thức chuyên môn, phục vụ cho một công việc nào đó. Hãy xem xét và lựa chọn một số kỹ năng tốt nhất mà bạn có để đưa vào sơ yếu lý lịch của mình và đề cập đến nó trong các cuộc phỏng vấn xin việc.

Làm thế nào để các kỹ năng của bạn trở nên nổi bật?

Sử dụng từ khóa "kỹ năng" trong sơ yếu lý lịch

Bạn nên cố gắng sử dụng các từ khóa liên quan đến kỹ năng trong phần tóm tắt trình độ và mô tả quá trình làm việc trong sơ yếu lý lịch của mình.

Nhấn mạnh những kỹ năng mà bạn có trong thư xin việc

Trong phần nội dung thư, bạn có thể đề cập đến một hoặc hai trong số những kỹ năng mà bạn có và cung cấp thêm một số ví dụ cụ thể khi bạn áp dụng nó vào thực tế.

Thể hiện những kỹ năng của bạn trong vòng phỏng vấn

Bên cạnh việc đề cập đến những kỹ năng mà bạn có trong cuộc phỏng vấn, bạn cũng nên thể hiện sự chuyên nghiệp của mình bằng cách ăn mặc lịch sự, nói năng rõ ràng, rành mạch và hòa đồng với mọi người xung quanh...

Mỗi một công việc sẽ có những yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ công việc mà bạn muốn ứng tuyển và tập trung vào những kỹ năng quan trọng nhất.

Thành Quân

Cùng chuyên mục
XEM