60% mọi người dành 60% tiền tiết kiệm của họ trong 28 ngày cuối đời: Xác suất một người mắc một căn bệnh lớn trong đời là 72,8% và xác suất mắc ung thư là 36%...

23/08/2019 11:15 AM | Sống

Trẻ, thức đêm vài hôm có sao, trẻ, ăn linh tinh nhiều cũng chẳng sao, trẻ, hút vài điếu thuốc uống vài cốc rượu thì có sao, cho tới khi cầm tờ giấy xét nghiệm mắc bệnh mới ý thức được sức khỏe đang bật đèn đỏ, và cũng lúc này mới “đột nhiên” quyết định phải “kỷ luật tự giác” hơn một chút…

Gần đây, trên trang Ifeng, một trang tin tại Trung Quốc có đưa ra một số liệu như sau:

Một điều tra của bộ y tế cho thấy, tại Trung Quốc, 60% mọi người trong 28 ngày cuối đời tiêu hết 60% số tiền tiết kiệm của họ.

Thiết nghĩ đây không phải thực trạng ở riêng Trung Quốc mà có thể là ở bất kì quốc gia nào. Ở cái "thời đại nhanh nhanh chóng chóng" này, ai cũng giỏi tiết kiệm tiền nhưng lại không giỏi trong việc tiết kiệm sức khỏe của mình. Đợi đến khi bệnh tật tìm tới mình rồi mới ngồi đó tiếc nuối, đau khổ vì sao mình không yêu quý, trân trọng sức khỏe của mình hơn.

Có biết bao người vì khi còn trẻ không trân trọng sức khỏe mà bệnh nhỏ tích lớn, trở thành nguyên nhân của "qua đời vì bệnh tật" khi về già.

Sức khỏe, cơ thể của chúng ta tồn tại hàng ngàn vạn khả năng, thứ duy nhất mà bạn không học được là trân trọng chúng, khi bạn đang liều mình làm việc, âm thầm làm tổn thương tới sức khỏe của mình, đó cũng là lúc cơ thể ghi lại từng khoảnh khắc bạn bạc đãi nó để rồi đợi đến một lúc thích hợp nào đó sẽ "tặng" lại cho bạn một người bạn mang tên "bệnh tật".

60% mọi người dành 60% tiền tiết kiệm của họ trong 28 ngày cuối đời: Xác suất một người mắc một căn bệnh lớn trong đời là 72,8% và xác suất mắc ung thư là 36%... - Ảnh 1.

01

"Mạng, chính là tiền", đây chưa bao giờ là câu nói suông

Một năm trước, cậu của một người bạn bị nhồi máu não đột ngột, phải vào ICU, 2 tháng sau thù qua đời. "Cậu ấy trước giờ luôn rất kiên cường, công việc cũng luôn được thăng chức vù vù, ai ngờ rằng còn chưa lấy vợ sinh con mà đã ra đi rồi."

2 tháng ICU, cả nhà hôm nào cũng như ngồi trên đống lửa, ban đầu cả nhà cũng có mấy trăm triệu tiền tiết kiệm, 2 tháng sau ngược lại còn phải đi vay nợ. Người bạn đó nói rằng, hàng ngày ở trong bệnh viện mới nhận ra, con người khi bước vào tuổi trung niên hay khi về già, mắc phải bệnh tật gì đó mới thảm khốc ra sao.

Không có tiền nhập viện, phòng bệnh không đủ giường, chỉ có thể nằm giường bệnh ngoài hành lang, tiền giường, thuốc men cũng đủ để cả gia đình rơi lệ từng phút một…

Một lần điều trị bệnh nghiêm trọng ước tính tới vài chục triệu đồng, phòng bệnh ICU có thể nhanh chóng rút hết tiền tiết kiệm của cả một gia đình. Một người bị bệnh tương đương với án tử hình cho cả nhà. Xác suất một người mắc một căn bệnh lớn trong đời là 72,8% và xác suất mắc ung thư là 36%...

Những người chưa bao giờ nghĩ sẽ "bán mạng" vì sức khỏe, sớm muộn cũng sẽ phải "bán mạng" vì bệnh tật.

Còn hầu hết mọi người lại không hiểu được đạo lý đơn giản này, luôn cho rằng mình có đủ vốn và vận may để đối kháng lại. Trẻ, thức đêm vài hôm có sao, trẻ, ăn linh tinh nhiều cũng chẳng sao, trẻ, hút vài điếu thuốc uống vài cốc rượu thì có sao, cho tới khi cầm tờ giấy xét nghiệm mắc bệnh mới ý thức được sức khỏe đang bật đèn đỏ, và cũng lúc này mới "đột nhiên" quyết định phải "kỷ luật tự giác" hơn một chút…

60% mọi người dành 60% tiền tiết kiệm của họ trong 28 ngày cuối đời: Xác suất một người mắc một căn bệnh lớn trong đời là 72,8% và xác suất mắc ung thư là 36%... - Ảnh 2.

02

Sống đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ phát hiện ra, thứ quyết định "độ cao" của đời người không phải là trí lực mà là thể lực. Người có thể khỏe mạnh tới cuối cùng mới là người chiến thắng cuối cùng.

Trong bộ phim "The bucket list" (Tựa Việt: Hành trình trở về chính mình"), người sáng lập bệnh viện không may mắc căn bệnh ung thu, khi nhận được tin sinh mệnh của mình chỉ còn kéo dài được chưa đầy 1 năm, ông mới nhận ra rằng tất cả số tiền mà ông cố gắng nỗ lực hơn nửa đời người để kiếm được chẳng qua cũng chỉ là mây khói. Nửa năm trước khi mất, ông viết ra một danh sách những việc mình muốn làm mà chưa làm được, với mong muốn không để mình phải hối tiếc bất cứ điều gì.

Nhưng bị bệnh lại chính là sự tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời của ông…

Đời người giống như leo núi, tích lũy được càng nhiều lương thực càng có thể kiêm trì trèo lên tới đỉnh, càng tích lũy được nhiều sức khỏe, bạn càng sống được lâu.

Nhà văn nổi tiếng Nhật Bản Haruki Murakami bắt đầu viết tiểu thuyết ở tuổi 33. Trong 37 năm, ông kiên trì đi ngủ lúc 9h tối, thức dậy vào lúc 4h sáng, viết tiểu thuyết 4 tiếng và đi bộ 10km mỗi ngày. Ông đã giảm được cân và thậm chí bỏ được cả thuốc lá, đều đặn mỗi năm đều có tác phẩm mới ra mắt bạn đọc.

Không hề có sự mâu thuẫn giữa kiếm tiền và sức khỏe, quan trọng là bạn có quan tâm tới cơ thể của mình hay không.

Xuống bếp nấu ăn vài lần tốt hơn nhiều so với việc ăn đồ ăn sẵn mỗi ngày; ra ngoài chạy bộ vài vòng tốt hơn nhiều so với việc nằm ườn ở nhà; trị liệu tâm trạng của bản thân so với việc "giận cá chém thớt", bùng nổ cảm xúc sẽ khiến cả mình và người cảm thấy thoải mái hơn; thưởng cho mình một vài kỳ nghỉ tốt hơn nhiều so với việc liều mình làm ngày làm đêm…

Chúng ta phải học cách làm sao để sinh tồn, nhưng càng cần học cách làm sao để sống lâu. Tuổi già của chúng ta không nên nằm ì một chỗ trên giường bệnh vì sự "ngang bướng" của tuổi trẻ mà nên kéo dài sự nhiệt huyết của tuổi trẻ tới tận những giây phút cuối cùng.

Xiaoguai

Cùng chuyên mục
XEM