5 sai lầm nên tránh khi uống trà để không gây hại sức khỏe

01/09/2016 07:34 AM | Sống

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng, uống trà sai cách cũng mang đến nhiều hệ lụy khôn lường với sức khỏe. Đây là 5 sai lầm nên tránh càng sớm càng tốt.

Trà là món đồ uống phổ biến hàng ngày của hầu hết mọi người. Nhưng uống trà sao cho đúng thì không phải ai cũng để ý.

Chuyên gia khuyên bạn nên tránh 5 sai lầm khi uống trà sau đây để sức khỏe không bị "xuống dốc", ngộ độc hay già trước tuổi.

1. Pha trà không tráng rửa

Ngày nay, quy trình sản xuất trà đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Các công đoạn chế biến chè từ khi gieo trồng, thu hoạch cho đến chế biến đều ít nhiều thiếu vệ sinh, dư lượng thuốc trừ sâu và các chất có hại sẽ tồn đọng trong chè khô.

Vì vậy, khi uống trà, cần phải tráng rửa trà nước đầu tiên, thậm chí phải cần đến vài lần tráng nước sôi rồi mới om nước để uống, nhằm loại bỏ bớt dư chất độc hại.

2. Uống trà lúc đói

Nhiều người có thói quen uống nước trước bữa ăn, vì thế cũng hay uống nước trà, kể cả uống trà trong khi ăn. Điều này vô tình làm giảm sự tiết dịch dạ dày , làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn cafein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay run chân và các triệu chứng khác.

3. Uống trà liền ngay sau bữa ăn

Trà có chứa rất nhiều chất axit tannic. Chất này có thể phản ứng với sắt trong thực phẩm vừa ăn sẽ sản xuất ra các chất mới khó để hòa tan.

Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu dài sẽ gây ra sự thiếu hụt sắt trong cơ thể, thậm chí gây ra bệnh thiếu máu .

Cách uống trà đúng nhất là nên cách một giờ trước và sau các bữa ăn, lúc bụng không quá đói hoặc quá no.

4. Uống trà để qua đêm

Nhiều người mới nấu chè từ tối hôm trước, vẫn còn ấm nóng mà không uống hết, tiếc của thì sẽ để đến tận sáng hôm sau để uống tiếp. Trên thực tế, đồ ăn thức uống để qua đêm có khả năng sẽ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.

Không những thế, trà càng ngâm trong nước lâu, những tồn dư chất trừ sâu hoặc tạp chất, kim loại nặng trong quá trình sản xuất sẽ đủ thời gian để tan vào nước chè, gây nguy hiểm cho sức khỏe một cách nghiêm trọng.

5. Nhai cuống lá chè

Nhiều người nghĩ rằng nhai cành hoặc rễ hay lá chè có thể giúp loại bỏ mùi hôi miệng . Sau khi uống nước chè, nhiều người lấy cành chè trong bã chè nhai hàng ngày như một thói quen.

Trên thực tế, chè mua ngoài chợ không rõ nguồn gốc, có những loại chè bị phun thuốc quá nhiều, dư lượng thuốc sẽ tích tụ tại đây, nhai cuống chè sẽ nhai nuốt luôn phần chất độc hại đó. Vì vậy, tốt nhất bạn nên từ bỏ thói quen này.

*Theo Health/39YST

Theo Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM