5 sai lầm cần tránh trong những cuộc tán gẫu với đồng nghiệp

22/09/2021 14:49 PM | Kinh doanh

Những người giao tiếp tốt không bao giờ mắc phải những sai lầm này

Theo diễn giả người Mỹ Susan Roane "Tán gẫu là một trong những cuộc trò chuyện quan trọng nhất".

Một trong những nguyên nhân khiến mọi người lo lắng khi làm việc tại văn phòng là vì ở đó họ ít có cơ hội giao tiếp xã hội với đồng nghiệp.

Hiện nay, xu hướng làm việc nhóm đang phát triển mạnh nên mọi người tương tác trực tiếp với nhau nhiều hơn.

Bạn phải có một chút kỹ năng nói chuyện để có thể giao tiếp tốt. May mắn thay, các kỹ năng đó có thể học được.

Những cuộc tán gẫu sẽ giúp quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp, bạn bè hoặc những người mới quen biết trở nên tốt hơn. Nó giúp tạo ra kết nối xã hội có ý nghĩa.

Khi trò chuyện về những chủ đề không liên quan đến công việc, mọi người có cơ hội thân thiết với nhau hơn. Điều này vừa giúp bạn như tự tin vừa giúp bạn hoàn thành tốt công việc.

Tuy nhiên, có 5 sai lầm mà bạn nên tránh nếu muốn những buổi tán gẫu diễn ra suôn sẻ.

1. Sao nhãng khi người khác đang nói chuyện

Khi nói chuyện với ai đó, đừng nên nhìn xuống sàn, trần nhà hay nhìn vào điện thoại. Hãy tập trung và chú ý tới những điều người khác nói.

Bạn sẽ bị coi là thiếu chân thành nếu cứ mất tập trung. Đây không chỉ là cách cư xử trong xã hội. Mà lúc này là thời điểm quan trọng để hình thành và phát triển của bất kỳ mối quan hệ nào.

Theo diễn giả Rasheed Ogunlaru "Hãy thực sự quan tâm đến tất cả những người bạn gặp và họ sẽ quan tâm đến bạn".

2. Bàn về các chủ đề gây tranh cãi

Giới tính, chính trị và tôn giáo là những chủ đề thường xuyên gây tranh cãi. Tốt hơn hết bạn không nên nói về chúng trong các buổi tán gẫu.

Bạn có thể bàn về các chủ đề đó khi đã thân thiết hơn, tuy nhiên phải thật cẩn trọng. Chọn những chủ đề đơn giản liên quan đến sở thích sẽ hay hơn nhiều.

Hãy hỏi các câu hỏi như: bạn thích ăn gì, nghe nhạc gì hay thích chơi môn thể thao nào?

Cầu thủ bóng chày Tony Clark cho biết "Làm quen và kết bạn với những người bạn mới là một trong những thú vui lớn nhất của cuộc đời, hãy chế ngự và vượt qua nỗi sợ của bạn".

3. Ngắt lời người khác

Cố gắng kiểm soát bản thân để không ngắt lời người khác. Bạn nên chờ cho đến khi cuộc trò chuyện tạm lắng trước khi đặt ra câu hỏi, phát biểu hay kể một câu chuyện.

Sẽ ra sao nếu mọi người đều muốn được nói nhưng không ai chịu lắng nghe? Ai cũng mong muốn người nghe không ngắt lời mình.

Để một buổi tán gẫu diễn ra suôn sẻ, bạn chỉ cần tích cực lắng nghe. Ngược lại, nếu bạn ngắt lời người khác, bạn đang phá hỏng không khí của buổi trò chuyện.

Nhà tâm lý học C.G. Jung cho rằng "Người khác biết những thứ mà bạn không biết, hãy lắng nghe và học hỏi từ họ".

4. Thể hiện thái độ tiêu cực qua ngôn ngữ cơ thể

Trong một cuộc nói chuyện, dù bạn không nói bất cứ điều gì nhưng cảm xúc vẫn được thể hiện qua ngôn ngữ cơ thể.

Chúng ta giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời nhiều hơn là ngôn ngữ nói. Bạn có thể hiểu người khác muốn gì thông qua ngôn ngữ cơ thể và họ cũng vậy.

Vì vậy, hãy giao tiếp một cách tích cực thông qua ngôn ngữ cơ thể của mình. Sự tích cực sẽ được thể hiện qua cử chỉ, nét mặt và chuyển động của cơ thể.

Khác với lời nói, ngôn ngữ cơ thể được thực hiện theo tiềm thức. Hãy chú ý tới ngôn ngữ cơ thể trong các khi tán gẫu với người khác.

Theo nhà sử học Francesco Guicciardini "Không có gì đáng giá bằng bạn bè, đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội kết bạn mới".

5. Nói quá nhiều về bản thân

Chúng ta có xu hướng thích kể chuyện về bản thân mình. Thói quen đó bắt đầu từ khi còn nhỏ, và nó vẫn tiếp tục khi trưởng thành. Tuy nhiên, một cuộc trò chuyện cân bằng khi thời gian nói của mọi người tương đương nhau.

Khi ai đó đang nói chuyện, bạn không nên tập trung vào suy nghĩ của mình. Hãy lắng nghe đối phương rồi đặt ra những câu hỏi.

Hãy đặt mình vào vị trí của người khác. Loại bỏ ham muốn "thể hiện" của bạn càng sớm càng tốt.

Diễn viên người Mỹ Kim Smith nói "Tôi thích gặp những người bạn mới. Tôi nghĩ mỗi người đều có một câu chuyện để kể, đôi khi chúng ta nên lắng nghe."

Nếu bạn thực hiện những điều này, bạn sẽ trở thành người có kỹ năng giao tiếp tốt.

Không sao nhãng, không bàn luận về những chủ đề gây tranh cãi, không ngắt lời người khác. Giao tiếp tích cực thông qua ngôn ngữ cơ thể, đừng kể quá nhiều về câu chuyện của bản thân.

Tác giả người Mỹ Kate DiCamillo cho rằng "Mỗi tình bạn mới có thể khiến bạn trở thành một con người mới vì nó mở ra những cánh cửa mới bên trong bạn".

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM