5 năm nữa, 100% hộ gia đình Việt Nam sẽ dùng Internet, các nhà bán lẻ chuẩn bị lên online hết đi là vừa!

12/07/2017 14:18 PM | Kinh doanh

Hiện tại Việt Nam, khoảng 94% người dân ở thành thị sử dụng Internet và 69% tại nông thôn cũng sử dụng Internet. Nếu tiếp tục xu hướng này, khoảng 5 năm là gần 100% các hộ gia đình tại Việt Nam sẽ nối mạng.

Đó là thông tin mà Kantar Worldpanel vừa đưa ra tuần trước về việc sử dụng Internet của người Việt

Theo Kantar, 8/10 người Việt online ít nhất 1 lần/ngày. Điều đó cho thấy Internet đang là một trong những ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống tiêu dùng tại Việt Nam.

Kantar Worldpanel cho biết, hiện tại Việt Nam, khoảng 94% người dân ở thành thị sử dụng Internet và 69% tại nông thôn cũng sử dụng Internet. Nếu tiếp tục xu hướng này, khoảng 5 năm là gần 100% các hộ gia đình tại Việt Nam sẽ nối mạng.

Vậy nên, người tiêu dùng hiện này đang dành nhiều thời gian online với nhiều mục đích khác nhau như kết nối với mạng xã hội, nghe nhạc, xem phim, học tập….Và vì thế, mua sắm online cũng ngày càng phổ biến hơn.

Trước khi người ta mua hàng, họ cũng sử dụng Internet để kiểm tra thông tin về sản phẩm mà họ đang muốn. Và có thể nói, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng thông minh hơn. Không còn chuyện, chỉ quảng cáo trên TV là có thể thuyết phục được người tiêu dùng. Kênh truyền miệng hay giới thiệu sản phẩm cũng không còn hiệu quả và đáng tin bằng việc dùng thử sản phẩm như nhiều năm trước đây.

Ngày nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và đời sống ngày càng cao, ngày càng nhiều người thích đồ ngoại. Đa số người Việt cho rằng các sản phẩm ngoại có chất lượng cao hơn và họ sẵn sàng mua đồ ngoại nếu giá bằng hàng nội địa.

Bên cạnh đó, nhiều người Việt có tư tưởng sính ngoại. Vậy nên năm 2016, lượng sản phẩm ngoại vào Việt Nam rất lớn, chủ yếu là tại các quốc gia như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, các sản phẩm như chăm sóc bản thân, làm đẹp, theo nghiên cứu của Kantar World Panel.

Ngày nay, ngày càng nhiều thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam do các nhà bán lẻ lớn vào thị trường Việt như Emart, Aeon Mall và gần đây nhất là 7-Eleven. Mỗi nhà bán lẻ lớn này đến có kế hoạch riêng trong việc mở rộng. Càng nhiều cửa hàng hoạt động tại thị trường Việt Nam thì hàng ngoại vào càng nhiều. Hàng ngoại không chỉ được bán trong các chuỗi bán lẻ ngoại mà cả các cửa hàng truyền thống của Việt Nam. Đây là điều mà chủ các thương hiệu nội đang phải đau đầu suy nghĩ để giành lại thị trường.

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM