5 cách cực đơn giản, lại chẳng tốn mấy đồng dưới đây sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa dịch bệnh

28/04/2020 16:52 PM | Sống

Thời điểm giao mùa, cộng với nỗi lo khi diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến cơ thể con người suy yếu. Để giữ sức khỏe trong những giai đoạn như vậy, điều quan trọng là phải tăng khả năng phòng vệ của cơ thể, tránh các yếu tố góp phần làm giảm khả năng miễn dịch

Không khí ô nhiễm, dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến cho nhiều người lo lắng bởi hệ miễn dịch, sức đề kháng của bản thân không cao.

5 cách cực đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trước mắt: 

1. Đi bộ 1 tiếng

Theo nghiên cứu của ĐH Harvard, Mỹ với 7 vạn người tham gia, chỉ cần đi bộ 1 tiếng mỗi ngày, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng. Đi bộ 30 phút sau bữa cơm hàng ngày hoặc 4 tiếng mỗi tuần có thể làm giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tuỵ.

Theo các nhà khoa học, ung thư tuyến tuỵ là do nhiệt lượng cơ thể quá cao. Đi bộ giúp phát tán nhiệt lượng nên có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư tuyến tuỵ phát sinh. Các loại hình vận động ra mồ hôi cũng có thể khiến các chất gây ung thư trong cơ thể như chì theo mồ hôi bài thải ra ngoài.

2. Ăn tỏi

 5 cách cực đơn giản, lại chẳng tốn mấy đồng dưới đây sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa dịch bệnh  - Ảnh 1.

Trong tỏi có một thành phần gọi là Allicin, nó được biết đến với tác dụng là chất kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài ra, tỏi rất giàu Phytonutrient, Garlicin và Selen, những chất chống lại nhiều loại bệnh tật khác nhau, nhất là cảm cúm.

Tỏi là một nguyên liệu có khả năng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch mà từ lâu ông cha ta đã khuyến khích sử dụng. Trong tỏi có một thành phần gọi là Allicin, nó được biết đến với tác dụng là chất kháng khuẩn rất mạnh. Ngoài ra, tỏi rất giàu Phytonutrient, Garlicin và Selen, những chất chống lại nhiều loại bệnh tật khác nhau, nhất là cảm cúm.

Cách tốt nhất để tăng sức đề kháng đó là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3–5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày hoặc có thể chế biến thành tương tỏi, rượu tỏi… để dễ ăn hơn. Hoặc bạn có thể tham khảo tìm mua những chiếc máy làm tỏi đen để làm cho cả nhà cùng ăn. Tỏi đen là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, chống bệnh tật và có rất nhiều tác dụng tốt cho hệ miễn dịch của con người.

3. Uống mật ong gừng 

 5 cách cực đơn giản, lại chẳng tốn mấy đồng dưới đây sẽ giúp bạn tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa dịch bệnh  - Ảnh 2.

Thành phần mật o­ng chứa nhiều đường hấp thu nhanh như Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose, các acid amin, khoáng chất, enzym tiêu hóa…giúp phục hồi sinh lực, chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Một số người không thích ứng được với mùi khó chịu của tỏi thì có thể dùng mật ong và gừng để thay thế cho phương pháp trên.

Thành phần mật o­ng chứa nhiều đường hấp thu nhanh như Glucose, Fructose, Maltose, Sucrose, các acid amin, khoáng chất, enzym tiêu hóa…giúp phục hồi sinh lực, chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

Gừng tươi có tính ấm, vị cay, thơm, gừng khô thì có tính nóng, thơm hắc, do trong gừng có kháng sinh nên việc kết hợp với mật ong thì tác dụng tăng cường đề kháng sẽ cao hơn nhiều lần.

4. Tránh stress, căng thẳng

Stress, căng thẳng dẫn đến mất ngủ kéo dài cũng được cho là một nguyên nhân gián tiếp dẫn đến suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái mệt mỏi, hệ thần kinh phải làm việc nhiều hơn để duy trì sự tỉnh táo cho cơ thể, dẫn đến áp lực cho các bộ phận khác, làm hệ miễn dịch dần bị rối loạn.

Chính vì vậy, một trong những cách phổ biến để tăng sức đề kháng cho cơ thể đó chính là ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, stress quá mức.

Bạn có thể áp dụng rất nhiều cách như: Duy trì tập luyện thể dục mỗi ngày, xây dựng thời gian biểu khoa học, cân đối thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi… Ngoài ra, trước khi đi ngủ bạn có thể đốt nến thơm, sử dụng đèn xông tinh dầu và nghe một bản nhạc du dương để tâm hồn được thư giãn hơn.

5. Ngủ đủ giấc

Tác hại của thiếu ngủ và căng thẳng quá mức dẫn đến gia tăng lượng hormone cortisol trong cơ thể, kiềm hãm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch trong thời gian dài.

Từ 11 giờ đêm đến 01 giờ sáng là khoảng thời gian khởi đầu một ngày mới của cơ thể. Gan và mật sẽ bắt đầu hoạt động, thực hiện chức năng đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể của mình. Vào lúc này, nếu cơ thể chưa bắt đầu ngủ sâu, thận ắt mệt, mà tâm và thận tương liên, có sự kết nối lẫn nhau, dễ sinh ra hỏa khí, hao tổn tinh thần.

Khi khí huyết cơ thể bị tổn thương, 11 tạng phủ còn lại trong người cũng bị suy giảm công năng một cách đáng kể, dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút và chịu những tổn thương sâu sắc về sức khỏe.

Khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 01 giờ chiều cũng được coi là thời điểm vàng để chúng ta tranh thủ nghỉ ngơi, giữ sức cho cơ thể. Nếu như không tiện để ngủ, chúng ta cũng nên lựa chọn một nơi yên tĩnh để ngồi, nhắm mắt an thần từ mười lăm đến ba mươi phút để giúp áp lực và mệt mỏi trong ngày được giải tỏa.

Chỉ 5 phút nghỉ ngơi đúng cách vào buổi trưa có tác dụng ngang với 2 tiếng đồng hồ ngủ sâu, đem tới nhiều công dụng cho sức khỏe.

Theo Hữu Bách

Cùng chuyên mục
XEM