4 điều nên từ áp dụng từ bây giờ nếu bạn muốn trở thành triệu phú: Giàu có sẽ tới nếu cứ áp dụng đúng những thứ này!

06/03/2022 15:47 PM | Sống

Muốn tiết kiệm càng sớm càng tốt thì việc “quản lý tài chính thông minh” tương đối quan trọng. Các chuyên gia cho rằng nếu bạn muốn thành công về mặt tài chính thì phải có 4 thói quen tốt.

Theo nhà hoạch định tài chính nổi tiếng Steve Repak đã chỉ ra rằng: "Là một nhà hoạch định tài chính, tôi đã làm việc với nhiều người giỏi tích lũy tài sản, và tôi hiểu rằng cách sử dụng tiền là phần quan trọng nhất của quản lý tài chính". Nếu chủ động làm được 4 thói quen tốt sau đây, ai cũng có thể tự chăm lo tài chính cho mình và trở thành nhà quản lý tài sản đáng tin cậy.

1. Tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được

 4 điều nên từ áp dụng từ bây giờ nếu bạn muốn trở thành triệu phú: Giàu có sẽ tới nếu cứ áp dụng đúng những thứ này!  - Ảnh 1.

Theo quan sát của Steve Repak, ông nhận thấy người quản lý tiền rất giỏi, không nhất thiết phải kiếm được nhiều tiền. Những người này không sống trong những ngôi nhà lớn, không lái những chiếc xe đời mới nhất và họ thậm chí không mặc những thiết kế mới ra. Thay vào đó, họ tiêu ít hơn số tiền kiếm được và không tiêu nhiều hơn mức họ cần để sống.

Steve Repak nói rằng nhiều người biết họ kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng thật không may, hầu hết mọi người đều không biết mình tiêu bao nhiêu tiền. Khi nhìn lại, họ chỉ có thể nhớ được 70% đến 80% dòng tiêu dùng.

Nếu bạn muốn trở thành một người thành công, Steve Repak gợi ý rằng bước đầu tiên là phải biết xu hướng tiền bạc, bao gồm "bạn tiêu bao nhiêu và tiêu nó ở đâu". Giảm chi tiêu và tiêu dùng hợp lý sẽ giúp đẩy nhanh việc đạt được các mục tiêu tài chính đã đặt ra.

2. Không có hoặc rất ít nợ

 4 điều nên từ áp dụng từ bây giờ nếu bạn muốn trở thành triệu phú: Giàu có sẽ tới nếu cứ áp dụng đúng những thứ này!  - Ảnh 2.

Lý do đằng sau điều này rất đơn giản và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn về tài chính để hiểu: Tốt hơn là bạn nên trả lãi cho số tiền bạn có, thay vì trả lãi cho người khác để bạn có thể tích lũy được nhiều của cải hơn.

Steve Repak chỉ ra rằng không phải tất cả các khoản nợ đều xấu, "nhưng theo quan điểm của tôi, chỉ có ba tình huống sau đây mới là khoản nợ đáng giá", nhưng chỉ khi rủi ro có thể xảy ra được tính trước, và ba loại nợ này là khoản vay của sinh viên, cho vay mua nhà, vay kinh doanh.

- Khoản vay dành cho sinh viên

Steve Repak tin rằng cách đầu tư tốt nhất là “đầu tư vào chính bạn” và việc vay vốn khi sinh viên để học tập là điều dễ hiểu.

- Khoản vay trả góp mua nhà

Nếu bạn đã cân nhắc những ưu điểm nhiều hơn khuyết điểm và bạn dự định sống ở một nơi nào đó từ 5 đến 10 năm, thì phương án sở hữu bất động sản của riêng bạn sẽ tiết kiệm chi phí hơn là thuê.

- Các khoản cho vay khởi nghiệp

Tốt hơn hết là bạn nên tự khởi nghiệp và làm chủ của chính mình, chỉ cần bạn có thể chịu được những tổn thất có thể xảy ra, bạn có thể tự tin vay vốn kinh doanh.

3. Bậc thầy của việc tiết kiệm tiền

 4 điều nên từ áp dụng từ bây giờ nếu bạn muốn trở thành triệu phú: Giàu có sẽ tới nếu cứ áp dụng đúng những thứ này!  - Ảnh 3.

Steve Repak nói: "Những người tôi biết quản lý tiền rất giỏi hầu như luôn là những người tiết kiệm tiền tốt và mục tiêu tài chính của họ là ngắn hạn (chẳng hạn như dự trữ khẩn cấp, mua xe hơi, mua nhà) hoặc dài hạn (chẳng hạn như kế hoạch nghỉ hưu). Những người này rất cẩn thận với các khoản chi tiêu của họ".

Steve Repak nói thêm rằng những người này sẽ tách biệt tài khoản gửi và rút (tiêu dùng), không có nghĩa là họ có nhiều tiền, mà là để tránh hành vi "bội chi". Giữ các tài khoản của bạn riêng biệt để không "dễ dàng" lấy được tiền để chi tiêu.

4. Đừng để "cảm xúc" ảnh hưởng đến các quyết định tài chính

 4 điều nên từ áp dụng từ bây giờ nếu bạn muốn trở thành triệu phú: Giàu có sẽ tới nếu cứ áp dụng đúng những thứ này!  - Ảnh 4.

Steve Repak chỉ ra: "Nước có thể đưa con thuyền ra khơi nhưng cũng có thể lật úp nó. Mặt khác, việc thao túng cảm xúc cũng có thể có hại, nhất là khi liên quan đến tiền bạc. Chẳng hạn như buồn chán, tức giận hoặc trạng thái lạc quan quá mức, có thể khiến mọi người vô tình bỏ tiền ra mua sắm".

Những người hiểu biết về tài chính không "cho phép" cảm xúc được ưu tiên hơn suy nghĩ của người tiêu dùng. Ngoài ra, khi nói đến mục tiêu tiết kiệm dài hạn, họ không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến.

Theo businesstoday

Theo Hồng Nhung

Cùng chuyên mục
XEM