4 biểu hiện không lệch đi đâu được của kẻ tâm bất chính, biết sớm mà tránh xa

04/01/2020 10:13 AM | Sống

Trong giao tiếp, một người có 4 đặc điểm này nhất định là kẻ tiểu nhân “tiêu chuẩn”, khi giao tiếp với họ, hãy cẩn thận, nâng cao cảnh giác. Xã hội này luôn tồn tại những người tâm thuật bất chính, có thói quen tối đa hóa lợi ích của bản thân, rồi sau đó vô thức hoặc cố tình làm hại tới người khác.

Trong tâm lý học, người tâm thuật bất chính thường sẽ mang trong mình 4 đặc điểm dưới đây, biết sớm mà tránh xa cho sớm.

1. Có thói quen lôi người khác chịu tội thay

Trong cuộc sống, luôn tồn tại những người dù có làm bất cứ chuyện gì, cũng đều sẽ kéo theo người khác. Mỗi một lần phạm sai lầm, họ đều có thói quen lôi người khác theo chịu tội, nhằm giảm bớt được sai lầm hoặc tránh cho bản thân bị trừng phạt. Thói quen để người khác chịu tội thay mình đến từ suy nghĩ bất chính của chính họ, muốn làm giảm bớt gánh nặng, trọng trách của mình, từ đó bảo vệ lợi ích tối đa hóa của bản thân. Nhưng, thói quen này lâu dần sẽ khiến họ trở nên xấu tính hơn, thậm chí phản bội, hãm hại cả chính người thân của mình.

4 biểu hiện không lệch đi đâu được của kẻ tâm bất chính, biết sớm mà tránh xa - Ảnh 1.

2. Thiếu đạo đức, coi thường các quy tắc

Các nhà tâm lý học xã hội chỉ ra rằng, con người ngay từ khi sinh ra đã ít nhiều mang trong mình "thú tính", chỉ có điều thú tính này bị giới hạn bởi biên giới của một loạt các đạo đức, quy tắc và pháp luật. Một người lương thiện hoàn toàn có thể sống rất tốt trong cái ranh giới này, nhưng cũng có những người luôn cảm thấy bất mãn với những sự ràng buộc này, họ sở dĩ bất mãn với các quy tắc là bởi họ có một cái tâm không trong sáng, xấu xa. Thông thường mà nói, đối với người có cái tâm xấu xa, năng lực khống chế của họ thường rất kém, rất dễ bị lợi ích, hay những năng lượng tiêu cực khống chế, từ đó làm ra những việc vượt ra ngoài ranh giới, tổn hại tới người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bên cạnh bạn xuất hiện những người luôn tỏ ra bất mãn với các quy tắc đạo đức hay pháp luật, khuyên bạn nên tránh càng xa càng tốt.

3. Lạnh lùng vô tình, không có sự đồng cảm

Trong tâm lý học có một cụm từ được gọi là "lòng đồng cảm", nó thể hiện sự đồng cảm của một người với nỗi buồn và đau khổ của người khác. Đây là phẩm chất mà loài người trong quá trình tiến hóa còn giữ lại với mục đích để bảo vệ đồng loại của mình. Lòng đồng cảm chính là thứ giúp ta cứu khổ cứu nạn, không làm hại hay tổn thương người khác. Nhưng sự đồng cảm này, không phải ai cũng có, xã hội vẫn tồn tại rất nhiều người không những không biết đồng cảm, thương xót cho người khác mà ngược lại còn chà đạp, làm tổn thương người khác nhiều hơn. Đó là những con người lạnh lùng, vô tri, ích kỉ, chỉ biết tới bản thân, lợi ích của bản thân mà sẵn sàng vùi dập người khác, họ cho rằng chỉ có mình là trung tâm của vũ trụ, chỉ có bản thân mới đáng nhận được sự đồng tình chứ người khác "không có cửa". Đối với những con người ích kỉ như vậy, tránh xa được thì tốt nhất nên tránh càng xa càng tốt, nếu không, tới cuối cùng, người chịu thiệt sẽ chỉ có bạn.

4 biểu hiện không lệch đi đâu được của kẻ tâm bất chính, biết sớm mà tránh xa - Ảnh 2.

4. Vô cùng sĩ diện hão

Bản thân sĩ diện vốn dĩ không mang nghĩ xấu, nó là thể diện của một kẻ sĩ, làm người ai cũng muốn có thể diện, có danh dự, muốn được người khác xem trọng, nhưng có những kẻ quá nhạy cảm, biến cái sĩ diện đó trở thành một bức tường tiêu cực vô hình mang tên "sĩ diện hão". Rõ ràng không có gì trong tay nhưng lúc nào cũng phải ra vẻ, cho mọi người thấy ta đây sống tốt, ta đây hào nhoáng ra sao, rõ ràng rất nghèo nhưng vẫn phải "chảnh", rõ ràng nói sai nhưng lại không bao giờ muốn nhận mình sai, bởi làm vậy là xấu hổ, làm vậy là đang bảo với mọi người ta đây không hề tài giỏi... Người càng vô dụng thì lòng tự tôn, sĩ diện hão lại càng cao, bởi thực ra họ chẳng có tài cán gì ngoài lòng tự tôn. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng, nếu có gặp phải người quá sĩ diện hão, hãy mau chóng tránh xa vì suy cho cùng làm bạn với kẻ vô dụng sẽ chỉ làm cuộc sống ta trở nên thảm hơn mà thôi.

Như Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM