32 tuổi, la đà mãi không thoát khỏi kiếp nhân viên quèn, tôi ngẫm ra luật ngầm công sở: Không thua ở THỰC LỰC, thua vì quá CHÂN THỰC
Môi trường công sở giống như là thâm cung nội chiến, căn bản không có cái gọi là công bằng toàn diện. Người đấu ta đá, do đó, ở đây, tính thật thà không phải là một ưu thế.
3 điều dưới đây do chính tôi chiêm nghiệm, sau những năm tháng cần mẫn làm việc, nhưng thành tựu đạt được lại chẳng đáng là bao.
Bởi vì thật thà, thường sẽ làm việc uổng công vô ích
Người thật thà thường sẽ rất siêng năng làm việc, không có đầu cơ trục lợi như những người khác. Họ mặc định, chỉ cần làm việc chăm chỉ, thì nhất định sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng ở công sở, nếu làm vậy thì mọi người sẽ chỉ xem bạn như một "con trâu" đang cày ruộng mà thôi, cày đến khi nào kiệt sức thì ra đi, không một phần thưởng, cũng không một ai nhớ mặt mà đặt tên. Vì thế cả đời dù làm lụng cần mẫn đến đâu thì cũng chỉ là uổng công vô ích.
Đối với những người mưu mô hơn, họ sẽ chọn làm những công việc mang tính đầu cơ trục lợi, dễ thu được kết quả, họ không từ thủ đoạn để giành lấy con đường thăng tiến cho bản thân, dù cho có phải dẫm đạp lên người khác, cuối cùng họ sẽ dùng mọi cách để có thể lộ diện trước mặt các lãnh đạo, nương nhờ cấp trên để kéo mình lên cao. Khi làm việc ở công sở, bạn cần phải vừa cúi đầu làm việc vừa ngẩng đầu nhìn đường, có vậy mới "bảo tồn được tính mạng" của bản thân.
Có câu: "Đừng làm việc chăm chỉ, hãy làm việc một cách thông minh."
Bởi vì thật thà dễ bị người sai khiến
Phòng ban kế bên tôi có một người anh trung niên, anh ấy chính là điển hình của người thật thà, lại còn làm việc rất cần cù chịu khó. Thực ra anh ấy đã làm được mấy năm rồi, tuy rất dốc sức cho công việc nhưng vẫn không được thăng tiến. Sếp cũng rất muốn đề bạt anh ấy. Nhưng anh ấy quá thật thà đi, nên đã từ chối.
Mọi người ở đây rất hay đẩy việc cho anh ấy làm, lý do cũng rất hay, đó là: Tôi làm lần đầu tiên, nên sợ rằng sẽ làm không tốt.
Anh ấy nghĩ rằng không nên để xảy ra sai sót trong công việc, nên bèn xắn tay áo, gật đầu ngay: Tôi sẽ làm.
Đôi khi đồng nghiệp cần sự giúp đỡ, dù bận rộn đến đâu, anh ấy cũng sẽ giúp đỡ. Nhờ đó mà mối quan hệ với đồng nghiệp của anh rất tốt. Nhưng, mặt trái, cũng có một số đồng nghiệp tinh ranh đã xem anh ấy như là cấp dưới để sai bảo, ngay cả một tiếng cảm ơn cũng không có. Bởi vì có tính hay giúp đỡ người khác nên anh ấy thường xuyên tăng ca đến tối để xử lý các công việc của mình, có lúc còn bận giúp người đến nỗi ngay cả công việc của mình cũng không làm kịp. Một người như vậy, thử hỏi có sếp nào dám trọng dụng chứ?
Bởi vì thật thà, nên sẽ không tranh giành
Ở công sở, có câu: "Trẻ quấy khóc thì có sữa để uống". Bởi vì thật thà, bạn sẽ không tranh giành khi có cơ hội. Lúc điều chỉnh mức lương hoặc cấp bậc, bạn không tranh giành, đi xin việc cũng ngại phải cạnh tranh với người khác. Phẩm chất của một người lương thiện, đôi khi quả thực rất đồng nghĩa với việc bị ức hiếp, bóc lột, chính vì tính cách không tranh với đời này nên đã vô tình hỗ trợ cho những kẻ kiêu căng ngạo mạn đoạt được lợi ích và vị thế, thậm chí còn bị họ quay ngược lại cắn mình thêm vài ngụm. Có đôi lúc, công việc là hai người đều có phần, công thì họ lãnh, tội thì bạn nhận, hay quá đáng hơn là việc thì một mình bạn làm nhưng công thì họ lại nhận phần nhiều hơn, trong tình huống này, người thật thà chắc chắn sẽ vẫn bảo trì tính cách không tranh với đời của mình, im lặng không phản bác.
Vì thế, trong môi trường công sở, bạn nên học cách làm người tốt một cách thông minh, bạn cứu họ, nhưng chưa chắc khi bạn phát tín hiệu SOS thì họ sẽ cứu lại bạn đâu. Bởi thế nên người xưa có câu: "Tâm hại người có thể không có, nhưng tâm phòng người thì không thể thiếu".
Hãy là một người trung thực và làm tròn bổn phận của mình, đồng thời bạn cũng phải dám nói và dám làm theo ý mình, đừng để người khác lợi dụng một cách vô ích. Ngay cả khi bạn không thể tránh được bị người khác lợi dụng làm một việc gì đó, thì cũng hãy cho họ biết rằng họ nợ bạn một ân tình, hãy thể hiện rõ giá trị của bản thân và đừng nhượng bộ.