3 lý do vì sao Startup luôn đốt cháy túi tiền của bạn

28/08/2016 15:14 PM | Kinh doanh

Nghiên cứu của CBInsights chỉ ra rằng 29% các startup thất bại vì lý do hết tiền mặt. Trừ khi bạn là 1 người rất giàu kinh nghiệm hoặc không là may mắn bất ngờ để có thể dễ dàng kiểm soát vòng quay chi tiêu cho các dự án của mình.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có đầy đủ tố chất để trở thành 1 doanh nhân và bạn cũng đã có một ý tưởng để đưa công ty của bạn lên top trên cùng của những công ty khởi nghiệp thành công nhất. Bạn hoàn toàn sẵn sàng để thay đổi thế giới kinh doanh?

Hãy quay trở lại với hiện thực, nghiên cứu của CBInsights chỉ ra rằng 29% các startup thất bại vì lý do hết tiền mặt. Trừ khi bạn là 1 người rất giàu kinh nghiệm hoặc không là may mắn bất ngờ để có thể dễ dàng kiểm soát vòng quay chi tiêu cho các dự án của mình. Còn không, bạn sẽ không dễ dàng gì tin vào ý tưởng của mình hay năng lực công ty mình với 1 tài khoản rỗng tuếch.

Để có thể thành công, bạn nên hiểu rõ những vấn đề mà các doanh nhân khác đã trải qua và tránh lặp lại những sai lầm tương tự.

Dưới đây là ba lý do mà các doanh nhân mới đã gặp phải gây lãng phí tiền bạc khi bắt đầu startup, hãy tìm hiểu để tránh những sai lầm:

1. Thuê sai người

Các nghiên cứu của CBInsights cho thấy rằng 23% các startup không thành công vì thuê sai người.

Để tránh sai lầm này, nhiều doanh nhân nghĩ rằng nên đặt cược vào những người sáng giá nhất, giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Họ tìm kiếm những nhà quản lý sản phẩm, thiết kế, phát triển sản phẩm và maketing tốt nhất với năng lực và kinh nghiệm đã được khẳng định trước đó. Sau đó, thu hút những người này vào thế giới thú vị của dự án startup.

Song, một vấn đề: Không phải ai muốn làm việc cho startup là có thể làm được. Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng việc thành công tại một công ty truyền thống rất khó để thành công khi chuyển sang một dự án startup.

Bạn không nhất thiết cần 1 đội ngũ nhân sự có tay nghề cao nhưng bạn nhất thiết cần 1 đội ngũ đã từng làm startup và có thể bắt nhịp nhanh với các yêu cầu cũng như phối hợp nhịp nhàng với những người khác trong đội: chia sẻ với nhau các ý tưởng, văn hóa, sự cam kết, sự cống hiến, nhiệt tình. Trừ khi bạn tìm được những người phù hợp với tiêu chí tuyển dụng, bạn sẽ có rất ít cơ hội để những thành viên trong team của bạn phối hợp tốt với nhau, thậm chí trong dài hạn. Sau đó bạn sẽ lại phải lãng phí thời gian và công sức để thuê và đào tạo thay thế.

Vậy điều cần làm là gì? Có một vài lựa chọn trong việc tìm kiếm các thành viên cho team của mình. Các đơn giản nhất là tìm những người đã từng làm startup trước đó. Không cần thiết phải là những người làm cho những công ty đã trở nên có tên tuổi, miễn là những người này biết cái họ cần phải làm và có thể chia sẻ lại những gì họ đã học được từ kinh nghiệm quá khứ. Ngoài ra, hãy tìm những người thực sự có đam mê và cam kết chắc chắn cho việc tham gia dự án cùng với bạn.

Một lựa chọn khác là hợp tác với các hãng hỗ trợ khởi nghiệp (startup studio). Họ luôn có một mục đích rất rõ ràng: tìm kiếm những dự án có khả năng thành hiện thực. Họ làm việc với nhau để xây dựng thành công và phát triển ngay cả khi bạn không thể biết bước tiếp theo mà họ sẽ làm là gì.

Và các hãng hỗ trợ startup sẽ theo sát dự án của bạn để giúp đỡ bạn về chuyên môn, ngay cả khi họ không phải là người trong team của bạn, họ vẫn đảm bảo mức độ cam kết nhất định bởi sự đam mê của họ. Điều đó sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ từ việc tốn chi phí cho việc thuê sai người.

2. Cố bám đuổi một sản phẩm lỗi

Khi bạn bắt đầu cho một ý tưởng tuyệt vời, bạn chắc chắn rằng tất cả mọi người sẽ thích nó giống như bạn. Bạn tự nói với chính mình “Không ai có thể sống mà không có sản phẩm này. Tất cả những gì mình phải làm là biến nó trở thành hiện thực để mọi người có được nó”.

Sau đó bạn mất cả tháng trời phát triển chính xác những ý tưởng mà bạn đã nghĩ ra. Nếu may mắn, bạn kết thúc với một sản phẩm hoàn thiện. Rồi sau đó bạn khởi động công ty và khám phá ra sự thật đáng buồn rằng: thị trường không hiểu nó hay không cần đến nó.

Theo nghiên cứu của CBInsights, không có nhu cầu của thị trường là lý do số một khiến các dự án startup thất bại. Và một trong những lý do khiến rất nhiều doanh nhân thất bại với lỗi này là thay vì đi theo đúng quy trình startup tinh gọn (lean and agile), họ lại chỉ tập trung vào sản phẩm cuối cùng.

Ở các công ty lớn, thông thưởng họ dành từ 2 đến 3 năm để phát triển một kế hoạch đầy đủ và kiên trì bám đuổi nó, cho đến khi nó chứng minh đã thật sự thất bại. Tuy nhiên, những công ty lớn này có đủ nguồn lực để tiếp tục theo đuổi khi điều đó diễn ra còn startup thì không. Tiếp tục theo đuổi quy trình truyền thống sẽ dẫn startup đến con đường tiêu tốn hết những gì mình có mà không đem lại được xu nào, cuối cùng công ty như chết đuối giữa biển nước.

Điều cần làm là gì? Thực thi một quy trình tinh gọn (lean process). Phương pháp này dựa trên ý tưởng rằng chúng ta hiểu được nhiều hơn từ những gì mọi người thực sự cần sau những thử nghiệm về việc phát triển 1 sản phầm hữu ích cho thị trường. Điều này dẫn đến cách thức mới phá vỡ suy nghĩ và cách làm cũ vốn tồn tại trong nhiều lĩnh vực. Nó cho thấy những cách hiệu quả hơn để tiếp cận với thị trường hiện tại.

Có vô số các cuốn sách bạn có thể đọc thêm sâu hơn về phương pháp này, ví dụ Value Proposition Design by Alexander Osterwalder, Yves Pigneur, and Gregory Bernarda. Nhưng tóm lại bản chất của nó, quá trình này diễn ra như sau:

- Xác định một giả định về sản phẩm hoặc thị trường của bạn.

- Tạo một giả thuyết cho giả định này.

- Xây dựng một thử nghiệm để kiểm tra giả thuyết.

- Phân tích những gì đã đi đúng và những gì đã đi sai.

- Thay đổi sản phẩm và giả định của bạn để phù hợp với các kết quả.

Bằng cách làm theo quá trình khởi nghiệp tinh gọn (lean startup), bạn đã chắc chắn một tỷ lệ đáng kể rằng phẩm mà bạn tạo ra sẽ được mọi người thực sự muốn mua và sử dụng.

3. Vận hành quá chậm chạp

Đây là một sai lầm đặc biệt phổ biến với các doanh nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp. Bạn có tầm nhìn cho công ty của mình và bạn cứ gắn chặt với ý tưởng đó, bạn không thể tiến về phía trước cho đến khi tất cả các mảnh ghép được đặt vào đúng chỗ. Mọi thứ, từ kế hoạch logo 10 năm kinh doanh của công ty cũng phải thật hoàn hảo.

Nhưng để triển khai được chi tiết hết tất cả những điều đó đòi hỏi cần có thời gian và tiền bạc. Chưa kể, hầu hết trong số đó là hoàn toàn không cần thiết cho một startup giai đoạn đầu. Mọi tính năng không cần phải được thiết kế và phát triển khi mới vận hành. Triển khai nhanh chóng, tìm ra các vấn đề cơ bản và chờ tiền chảy vào công ty.

Vậy điều cần làm là gì? Hãy nhớ nguyên tắc 80/20: 80% kết quả quan trọng đến từ 20% nguyên nhân. Vì vậy, bạn không cần phải lãng phí thời gian để tìm ra tất cả các mảnh ghép, chỉ cần tìm ra những gì có tác động lớn nhất tới tổng thể.

Có một lý do tại sao khởi nghiệp thành công không hề phổ biến. Trừ khi bạn biết rõ những gì bạn đang làm, chúng không dễ dàng để thực hiện. Chúng có thể là những thất bại gây ra lãng phí, trừ khi bạn hiểu những cách tốt nhất để tiêu tiền của mình. Nhưng một khi bạn nhìn thấy những người khác đã thất bại trước mình, bạn có thể làm tốt hơn cho bạn và công ty của bạn.

Theo Thùy Dương - Linkedin

Cùng chuyên mục
XEM