3 lời khuyên về tài chính bạn không cần để tâm trong năm 2020

31/01/2020 14:00 PM | Kinh doanh

Nếu bạn 25 tuổi và bạn muốn nghỉ hưu ở tuổi 55, biểu đồ trên cho thấy rõ rằng bạn sẽ cần phải tiết kiệm 28% thu nhập để nghỉ hưu.

Internet là nơi mọi người có thể dễ dàng chia sẻ ý kiến của mình với mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều ý kiến sai lệch và những "điều tồi tệ" xảy ra hằng ngày. Và rồi thật khó để chúng ta biết lời khuyên nào đáng để nghe theo. Một thập kỷ mới đã đến và đây là 3 lời khuyên về tài chính mà bạn không cần phải bận tâm.

1. 2020 sẽ là năm thị trường chứng khoán sụp đổ

Google và Facebook biết tôi thích đọc các bài viết về thị trường chứng khoán, về nền kinh tế và tài chính cá nhân. Vậy nên mỗi khi tôi truy cập internet, tôi luôn được đề xuất một số bài viết liên quan đến các chủ đề này.

Một trong những tiêu đề phổ biến nhất mà tôi thấy trong năm 2019 là "2019 sẽ là năm thị trường chứng khoán sụp đổ". Một số bài viết đã đưa ra các trường hợp kinh tế nghe rất hấp dẫn để dẫn chứng lý do tại sao thị trường chứng khoán có thể sụp đổ. Các bài báo khác hoàn toàn là phỏng đoán và không có dẫn chứng nào để hỗ trợ cho luận điểm của họ. Đối với họ, không có dẫn chứng cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự khẳng định về cuộc khủng hoảng thị trường sắp xảy ra.

Dường như mọi người đều dự đoán rằng năm 2019 là năm thị trường sẽ sụp đổ. Ngược lại, các chỉ số đều tăng trong năm qua.

Năm 2019 hầu như không phải là năm duy nhất họ đề cập đến vấn đề này. Hãy quay trở lại và xem các tiêu đề tài chính từ hầu hết các phương tiện truyền thông chính thống các năm về trước và bạn có thể thấy những dự đoán u ám về một số thảm họa thị trường chứng khoán sắp xảy ra. Tuy nhiên, không có dự đoán nào trong số này là chính xác.

Sự thật đơn giản là các tiêu đề giật gân và tiêu cực dễ thu hút sự chú ý và cú nhấp chuột của chúng ta hơn. Các phương tiện truyền thông và các ấn phẩm tài chính có các động cơ tài chính để cho bạn biết về tất cả những điều khủng khiếp sắp xảy ra đối với các khoản đầu tư của bạn.

Để thuận tiện, họ thường có những mẹo vặt về cách xử lý sự cố thị trường sắp sửa xảy đến. Bằng cách này, họ không chỉ có sự chú ý mà còn có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Tất nhiên, điều này là vì lợi ích của họ chứ không phải của bạn.

Tôi muốn làm rõ, tôi không nói rằng sẽ không có sự sụp đổ thị trường vào năm 2020. Tôi không biết thị trường chứng khoán sẽ như thế nào trong năm 2020 và những năm sau đó. Vấn đề là, những người "chắc chắn" rằng 2020 là năm sụp đổ của thị trường chứng khoán cũng không biết nốt!

Nếu năm nào bạn cũng dự đoán về sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, thì cuối cùng nó cũng sẽ xảy ra thôi. Điều đó không có nghĩa là những người dự đoán có trí tuệ đặc biệt. Chẳng lẽ họ đang dự đoán về một cái đồng hồ cũ rồi sẽ bị hỏng?

3 lời khuyên về tài chính bạn không cần để tâm trong năm 2020 - Ảnh 1.

2. Tiền bạc là một vấn đề thiếu tế nhị

Lời khuyên tài chính tồi tệ nhất mà tôi đã từng nghe là "Tiền bạc là một vấn đề thiếu tế nhị". Là một người dành phần lớn thời gian rảnh của mình để thảo luận về tiền bạc, tôi không thể đồng ý với ý tưởng này.

Nếu bạn có 1 triệu USD trong tài khoản ngân hàng của mình, bạn không nên hả hê về điều đó trước mặt bạn bè, người đang phải vật lộn để trả nợ. Nếu vậy, bạn chẳng ra gì cả. Nhưng những cuộc trò chuyện ý nghĩa về tiền bạc và tài chính thì lại rất cần thiết. Có 2 lợi ích của việc nói về tiền:

1. Mang bạn đến gần với mọi người hơn.

2. Bạn và những người khác có thể sẽ học được điều gì đó.

Tiền là một vấn đề tế nhị, vì vậy xu hướng tự nhiên của con người là không nói về nó. Những nỗi sợ hãi và hy vọng sâu xa nhất của chúng ta, sự bất an và mục tiêu đều được gói ghém và đan xen trong tiền bạc. Nhưng một khi bạn vượt qua rào cản ban đầu để thảo luận về một vấn đề cá nhân như vậy, bạn thực sự có thể làm quen ai đó.

Một số cuộc trò chuyện sâu sắc nhất mà tôi đã có với những người bạn thân là khi chúng tôi nói chuyện thực tế và thành thật về tiền bạc. Nó giúp bạn nhận ra rằng mình không phải là người duy nhất đang gặp khó khăn với các vấn đề tiền bạc.

Khi bạn nói vấn đề tiền bạc với những người quan tâm đến bạn, họ cũng có thể đưa ra một số ý tưởng tuyệt vời để cách khắc phục chúng.

Đối với các cặp vợ chồng hoặc những người có mối quan hệ ràng buộc, việc đề cập đến tiền bạc là hết sức quan trọng.

Tiền chính là nguồn căng thẳng và áp lực số một trong các mối quan hệ và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn.

Nếu bạn muốn thành công về tài chính và hôn nhân, bạn cần thành thật nói ra hết những gì bạn đang cảm nhận.

Lời khuyên tốt nhất về tiền bạc và các mối quan hệ mà tôi đã từng được nghe là dành ra 10 phút hàng tuần để có "cuộc họp tiền bạc" với những người quan trọng khác. Trong cuộc họp, bạn có thể thảo luận bất cứ điều gì trong suy nghĩ của bạn.

- Tuần trước bạn tiêu tiền vào những đâu.

- Những khoản tiền lớn nào bạn sắp chi đang trở thành vấn đề tiền bạc đang khiến bạn lo lắng.

- Thống nhất về chiến lược trả nợ.

- Thống nhất về chiến lược đầu tư.

Chỉ cần chắc chắn rằng "cuộc họp tiền bạc" của bạn diễn ra trong thời gian ngắn và thường xuyên. Nếu các cuộc họp quá dài, họ sẽ cảm thấy như một việc vặt và bạn có khả năng phải ngưng các cuộc họp. Nếu bạn không tổ chức chúng đủ thường xuyên, thì khó mà biến nó thành thói quen.

Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng tiền bạc là một vấn đề thiếu tế nhị mà tôi còn tin rằng đề cập đến tiền bạc là việc hết sức quan trọng.

3. Tiết kiệm 10% thu nhập của bạn

Một trong những lời khuyên tài chính phổ biến nhất là bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm 10% thu nhập cho nghỉ hưu. Đây là lời khuyên hoàn toàn hữu ích nếu mọi người đều có lương hưu, và bạn có thể thoải mái mua một căn nhà với mức lương trung bình.

Nếu bạn không có lương hưu, bạn sẽ cần phải tiết kiệm nhiều hơn 10% thu nhập nếu hy vọng sẽ được nghỉ hưu. Money Mustache đã tìm ra mối quan hệ trực tiếp giữa tỷ lệ tiết kiệm của bạn và thời điểm bạn có thể nghỉ hưu.

3 lời khuyên về tài chính bạn không cần để tâm trong năm 2020 - Ảnh 2.

Nếu bạn chỉ tiết kiệm 10% thu nhập mỗi năm, bạn sẽ không thể nghỉ hưu sau 51 năm làm việc. Có nghĩa là nếu bạn bắt đầu tiết kiệm ở tuổi 25 và duy trì tỷ lệ tiết kiệm 10%, bạn sẽ cần làm việc cho đến khi bạn 76 tuổi.

Nếu bạn không muốn làm việc ở độ tuổi 80, bạn sẽ cần nắm vững các khái niệm độc lập tài chính, Nghỉ hưu sớm cũng như tỷ lệ tiết kiệm của bạn. Thu nhập và đầu tư của bạn càng nhiều, bạn càng sớm đạt được sự độc lập về tài chính.

Nếu bạn 25 tuổi và bạn muốn nghỉ hưu ở tuổi 55, biểu đồ trên cho thấy rõ rằng bạn sẽ cần phải tiết kiệm 28% thu nhập để nghỉ hưu.

Vào năm 2020, khi bạn nghĩ về việc bạn nên tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ hưu trí, đừng chọn một con số tùy ý như 10%. Đặt mục tiêu độ tuổi bạn muốn nghỉ và điều chỉnh khoản tiết kiệm của bạn để đáp ứng mục tiêu đó.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM