3 kỹ năng sống thiết yếu mà cha mẹ và giáo viên không bao giờ dạy bạn, hãy tự học càng sớm càng tốt!

03/07/2021 17:30 PM | Kinh doanh

Rất nhiều người chưa bao giờ được học những kỹ năng này.

Khi tôi 27 tuổi, lần đầu tiên tôi chạy marathon. Tôi đã được đào tạo trong 9 tháng và đặt mục tiêu hoàn thành đường chạy dưới 4 tiếng đồng hồ. Tôi chút nữa thì đạt được mục tiêu, dư 55 giây.

Marathon là một điều nằm trong danh sách "những việc cần làm trước khi chết". Tôi đã lên kế hoạch chỉ chạy 1 lần, và không bao giờ làm thêm lần nữa.

Nhưng 55 giây đó đã ăn vào ruột gan của tôi, tôi không thể kiềm chế nỗi thất vọng của mình.

Tôi đã nghĩ chỉ cần hoàn thành đường chạy là mình đã thành công rồi. Nhưng kết quả quá sát sao so với mục tiêu lớn tôi đã đề ra. Trời ơi, thật là đau lòng. Tôi sẽ không đau nếu mà kết quả chênh lệch 20 phút; hoặc là tôi không đặt một mục tiêu cao như vậy.

Tại thời điểm đó, tôi đã xử lý cảm giác thất vọng bằng cách chôn sâu chúng vào sâu bên trong con người mình hoặc đổ lỗi cho ai đó hay điều gì khác. Lần này, khao khát được phá kỷ lục hoàn thành đường chạy trong 4 giờ đồng hồ đã buộc tôi phải giải quyết nó theo cách tiếp tục hướng về phía trước.

Vài ngày sau đường chạy, tôi quyết định thực hiện một lần nữa. Trong năm tiếp theo, tôi đã phá vỡ mục tiêu của mình và đạt kỷ lúc đó nhiều lần trong những thập kỷ tới.

Xử lý sự thất vọng theo cách tích cực là một kỹ năng sống; và bạn sẽ chẳng được dạy ở trường lớp. Cha mẹ của bạn có thể đã cố gắng giải thích điều này cho bạn, nhưng chúng ta lại lấy cha mẹ làm tấm gương. Và thật không may, nhiều người lớn không bao giờ giỏi khoản này. Đây là 1 trong những kỹ năng sống mà bạn phải tự học.

Làm thế nào để đối phó với sự thất vọng

Khi bạn làm việc chăm chỉ để hoàn thành một mục tiêu, bạn sẽ cực kỳ hụt hẫng khi chỉ còn chút xíu là đạt được mục tiêu đó. Nhưng sự thất vọng này lớn theo từng ngày. Và nếu bạn không giải quyết chúng, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội và lãng phí những tháng ngày đắm mình trong sự tự thương hại.

Đằng sau mỗi thất bại ẩn giấu một cơ hội. Để khám phá nó, hãy làm theo các bước sau.

Giai đoạn "không làm gì cả"

Một người cố vấn từng nói với tôi rằng đừng bao giờ đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào trong vòng 24 - 72 giờ kể từ khi thất bại. Độ dài của thời gian sẽ phụ thuộc vào độ sâu của vết thương. Tránh đưa ra những quyết định quan trọng trong cuộc sống khi bạn cảm thấy giận dữ, trừ khi bạn không thể làm gì khác.

Kỳ lạ đúng không. Nếu bạn trì hoãn đưa ra quyết định trong lúc bản thân đang cảm thấy tổn thương vì thất bại thì bằng cách nào đó nó sẽ tăng tốc độ phục hồi của bạn.

Đánh giá lại

Một khi cảm xúc của bạn đã nguôi ngoai, thì hãy đánh giá lại mục tiêu mà bạn đã bỏ lỡ. Hãy tự hỏi rằng mình còn muốn chinh phục nó không. Nếu có, bạn có sẵn sàng làm việc để đạt được nó không? Có con đường nào khác đang mở ra cho bản thân không?

Khi tôi bỏ lỡ mục tiêu marathon của mình, tôi quyết định mình cần sự hỗ trợ để luyện tập chăm chỉ hơn và có trách nhiệm hơn. Hóa ra, con đường đó đã dẫn tôi đến mục tiêu của mình.

Khi xem xét nguyên nhân gốc rễ đằng sau sự thất vọng của mình, bạn thường nhận ra rằng mình đã đi sai đường để đạt được mục tiêu.

Nhưng nếu bạn quyết định mục tiêu này không đáng thì sao? Chẳng có gì là sai khi bạn bỏ đi những thứ không đáp ứng cho nhu cầu cũng như khát khao của mình. Những nỗi đau này cũng đem đến cho bạn cơ hội để đánh giá lại những gì bạn muốn trong cuộc sống.

Hành động

Một khi bạn đã chọn quá trình hành động, hãy thực hiện từng bước một. Cách nhanh nhất để bỏ quá khứ ở sau lưng là đặt mục tiêu mới và hành động theo chúng.

Ba kỹ năng sống thiết yếu mà cha mẹ và giáo viên không bao giờ dạy bạn - Ảnh 1.

Làm thế nào để đối phó với sự choáng ngợp?

Một trong những điều thường xuyên nhất mà tôi nghe mọi người nói là: "tôi cảm thấy choáng ngợp". Mọi người đều trải qua cảm giác đó. Có rất nhiều việc phải làm; bạn thiếu thời gian, nguồn lực và khả năng để hoàn thành hết mọi nghĩa vụ của mình.

Khả năng bạn có thể vượt qua sự choáng ngợp này tỷ lệ thuận với mức độ bạn sẵn lòng nói ra. Tôi không làm những thứ nhảm nhí không quan trọng.

Hãy kết hợp hai kỹ thuật này vào thói quen hàng ngày; và bạn sẽ nhanh chóng dập tắt cảm giác ám ảnh rằng thế giới đòi hỏi quá nhiều ở bạn.

Điểm dừng

Hít một hơi thật sâu. Lấy bút và giấy. Viết ra tất cả các nghĩa vụ của bạn - cả cho chính bạn và những người khác. Với mỗi nhiệm vụ, hãy tự hỏi rằng, nếu tôi không làm điều này, thì điều tồi tệ nhất sẽ xảy đến là gì?

Sau đó, gán cho mỗi nhiệm vụ 1 trong 3 nhãn sau:

1. Phải làm

2. Giao cho người khác

3. Bỏ qua

Chỉ trong vài phút, bạn có thể lọc ra, đâu là nghĩa vụ ảo, đâu là nghĩa vụ thật.

Hầu hết các nhiệm vụ sẽ rơi vào loại có thì tốt. Chắc chắn rồi, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể hoàn thành được những nghĩa vụ đó, nhưng trái đất sẽ tiếp tục quay nếu bạn quyết định ngày hôm nay sẽ không dọn tủ quần áo.

Thời gian thiêng liêng

Vài năm trước, tôi đã chấp nhận khái niệm thời gian thiêng liêng. Nó đã làm nên điều kỳ diệu cho sức khỏe tinh thần của tôi. Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó ở bất cứ đâu. Hãy dành 30 phút mỗi ngày một mình, ngắt kết nối với thế giới và tập vào các bài thể dục nhẹ (như đi bộ).

Tôi biết nghe có vẻ thì đơn giản. Nhưng sắp xếp thời gian thiêng liêng như một thói quen hàng ngày sẽ làm trẻ hóa tâm hồn của bạn. Ngay cả khi bạn không thể giảm bớt danh sách nghĩa vụ của mình xuống thành một con số có thể quản lý được, thì việc tự cho mình 30 phút hạnh phúc không kết nối với ai sẽ giúp bạn bớt căng thẳng khi cảm thấy choáng ngợp.

Ba kỹ năng sống thiết yếu mà cha mẹ và giáo viên không bao giờ dạy bạn - Ảnh 2.

Làm thế nào để đối phó với từ chối

Nhiều thất bại trong cuộc đời bắt nguồn từ nỗi sợ bị từ chối. Chúng ta sợ nó đến mức né tránh các tình huống khiến mình cảm thấy không thoải mái. Điều đó có nghĩa là chúng ta bỏ lỡ vô số cơ hội vì sợ người khác có thể từ chối lời đề nghị của mình.

Lúc còn bán hàng, tôi đã thất bại sau ba tháng vì không thể chịu đựng khi nghe ai đó từ chối. Mỗi buổi sáng, tôi liếc điện thoại, coi nó như một con thú hoang đang chìm trong giấc ngủ. Nếu tôi chạm vào điện thoại, nó có thể thức dậy và tấn công tôi.

Hầu hết chúng ta đều biết nỗi sợ đó. Nó len lỏi vào chúng ta bất cứ khi nào mình cần liên hệ với ai đó, yêu cầu ai đó điều gì hoặc báo cáo công việc để nhận được phản hồi. Nó làm chúng ta tê liệt, và chúng ta bắt đầu nhai lại những cái cớ quen thuộc như thế này:

Tôi vẫn chưa sẵn sàng.

Tôi cần thêm thời gian.

Tôi sẽ làm nó sau.

Nỗi sợ này không bao giờ biến mất đi. Nhưng bạn có thể học cách khuất phục nó. Đây là một kỹ thuật nhanh giúp bạn nhốt nỗi sợ của mình đủ lâu để hành động:

1. Xác định tình huống xấu nhất. Hầu hết các tình huống sẽ như này: Nó sẽ làm tổn thương cảm xúc của tôi. Nó sẽ làm tôi xấu hổ.

2. Giả sử đây là bạn của 20 năm sau. Sự từ chối đó khiến bạn của 20 năm sau tổn thương đến mức nào? Thường, bạn sẽ chẳng mảy may nhớ đến nó đâu.

3. Nếu bạn hành động thì kết quả tích cực có thể xảy ra là gì?

4. Hành động liền đi. Bạn không thể chế ngự nỗi sợ hãi mãi mãi đâu

Thất vọng. Choáng ngợp. Sự từ chối. Nếu bạn có thể xử lý ba rào cản đó, bạn có thể đối phó với bất cứ điều gì cuộc sống theo cách của bạn.

Mộc Dương

Cùng chuyên mục
XEM