3 kiểu "vã" mồ hôi cảnh báo sức khoẻ đi xuống

21/08/2022 13:59 PM | Sống

Chỉ cần một dấu hiệu nhỏ cũng có thể đoán tình trạng sức khoẻ ra sao.

Là một biểu hiện sinh lý vô cùng bình thường của cơ thể con người, mồ hôi sẽ toát ra bên ngoài khi nhiệt độ bề mặt cơ thể vượt quá 37 độ C. Có khoảng 3 triệu tuyến mồ hôi nằm khắp trên mặt da, tập trung nhiều nhất là ở vùng trán, lòng bàn tay, bàn chân và quanh bụng, lưng. Tuy nhiên, mỗi người có số lượng tuyến mồ hôi và mức độ phát triển tuyến mồ hôi khác nhau.

Theo đông y, mồ hôi là một thứ "tâm dịch" có quan hệ "đồng nguồn, dị lưu" với máu, có tác dụng điều chỉnh thân nhiệt và thể dịch, bài tiết bảo vệ da khỏi vi khuẩn. Mồ hôi gồm 99% là nước còn 1% là urê, axit lactic, natri clorua và các thành phần khác. Nam giới dễ đổ mồ hôi hơn phụ nữ vì testosterone trong hormone nam thúc đẩy bài tiết mồ hôi. Người béo dễ đổ mồ hôi hơn người gầy vì lớp mỡ dày hơn cản trở tản nhiệt. Tuy đây là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng vẫn có một số trường hợp cần đặc biệt để ý đến cơ thể.

1. Đổ mồ hôi vào ban đêm

Đổ mồ hôi là cách làm mát tự nhiên của cơ thể nhưng đổ mồ hôi ban đêm vô căn là dấu hiệu của một bệnh lý. Đây có thể là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch, bắt đầu từ hệ thống miễn dịch của cơ thể như hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương và tuyến ức....

Bệnh nhân có thể đổ mồ hôi ướt đẫm toàn thân khi đang ngủ trong một không gian thoáng mát. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của bệnh ung thư hạch cần phải theo dõi như sưng hạch bạch huyết không rõ nguyên nhân, sốt, ngứa, sụt cân và đau nhức cơ thể. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoảng hơn một nửa số người mắc bệnh lao bị đổ mồ hôi ban đêm kèm theo các triệu chứng ho ra máu, sốt, mệt mỏi, chán ăn...

3 kiểu "vã" mồ hôi cảnh báo sức khoẻ đi xuống - Ảnh 1.

2. Ra mồ hôi tay chân

Tay chân lúc nào cũng trong trạng thái ẩm ướt vì mồ hôi toát ra, thậm chí người ra nhiều mồ hôi không thích đi giày vì sợ mùi hôi chân. Chính người bệnh nhiều khi cũng không thể chịu đựng được những mùi hôi khó chịu trên cơ thể mình. Vì vậy, đổ mồ hôi tay chân nhiều khiến cho người bệnh không tự tin và ngại khi tiếp xúc với người khác.

Chưa kể, tăng tiết mồ tay chân cũng có thể là triệu chứng khởi phát của một số bệnh lý như bệnh cường giáp, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, nhiễm độc, thiếu máu bất sản, lao phổi, u tuyến yên, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp... Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời.

3 kiểu "vã" mồ hôi cảnh báo sức khoẻ đi xuống - Ảnh 2.

3. Đổ mồ hôi đột ngột kèm chóng mặt, buồn nôn

Nếu đột nhiên đổ mồ hôi nhiều kèm theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn thì có thể gặp vấn đề về tiêu hoá hoặc đau tim. Các bộ phận đổ mồ hôi trong trường hợp bị nhồi máu cơ tim chủ yếu tập trung ở cổ, trán, tay và chân. Tuy nhiên, nếu trường hợp này thường xuyên xảy ra thì người bệnh đang mắc các bệnh lý này mà không hề biết: thiếu máu, hạ đường huyết, huyết áp thấp, rối loạn tiền đình.

"Madives phiên bản Huế”: Bungalow trên nước đầu tiên tại Việt Nam, thơ mộng và cực tinh tế

theo Lân Lan (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
XEM