2 câu chuyện đáng giật mình về lựa chọn giữa tiết kiệm hay tận hưởng cuộc sống của người đã đi qua quá nửa cuộc đời: Về già có an nhàn hay không, phụ thuộc ở yếu tố này

07/11/2021 13:56 PM | Sống

Cuộc sống hôm nay chưa biết trước ngày mai, muốn tương lai an toàn thì hôm nay phải chấp nhận đánh đổi.

Tiết kiệm từ sớm chính là giải pháp đảm bảo tương lai lâu dài cho bản thân. Tích lũy cho hưu trí là một quá trình lâu dài và đòi hỏi tính kỷ luật. Chúng ta chỉ có 35 - 40 năm để làm việc và tiết kiệm tài chính, vậy nên cần chủ động tích lũy từ khi còn trẻ để an nhàn lúc về già.

Trong cuộc sống, có những người tiêu xài hoang phí, "làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu". Họ viện cớ để tận hưởng cuộc sống, không nên đối xử quá hà khắc với bản thân. Với những người có tư duy như vậy, muốn tiết kiệm cũng khó. 

Mặt khác lại có người sống quá tiết kiệm, chắt bóp chi tiêu tới mức bần tiện, keo kiệt. Nếu chúng ta kiếm ra tiền mà không biết dùng tiền cho bản thân thì cũng chẳng phải là điều đáng ca ngợi.

Chúng ta cần tận hưởng cuộc sống, nhưng cũng phải biết điểm dừng để tiết kiệm hưu trí cho tuổi già phía trước. 

Sau đây là câu chuyện của hai người cao tuổi về lối sống này:

Chú Vương - tận hưởng cuộc sống, bỏ quên tương lai

Chú đã 65 tuổi và nghỉ hưu được 5 năm. Sau nhiều năm làm việc, chú thậm chí không có nổi 20.000 NDT. Sau đó, vợ chú Vương bị bệnh không có tiền chữa trị, nhiều biến chứng xuất hiện và cô chọn cách bỏ đi.

Nhờ có một công việc ổn định khi còn trẻ, nên sau khi nghỉ hưu, vợ chồng chú đã sống một cuộc sống đủ đẩy. Để thuận tiện cho việc đi lại, hai người đã bỏ ra 180.000 NDT để mua một chiếc ô tô, mời bạn bè đi ăn uống, mua sắm theo ý thích. 

Chính vì chi tiêu không có điểm dừng nên số lương hưu ít ỏi cuối cùng cũng hết. Nhưng dù vậy, chú Vương cũng không hề mảy may nghĩ đến việc tiết kiệm. Trong khoảng thời gian đó, vợ chồng chú muốn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất, không màng tới tương lai.

2 câu chuyện đáng giật mình về lựa chọn giữa tiết kiệm hay tận hưởng cuộc sống của người đã đi qua quá nửa cuộc đời: Về già có an nhàn hay không, phụ thuộc ở yếu tố này - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet


Nhưng nhiều điều bất ngờ trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được. Hai năm trước, họ nhận được một tin dữ như ''sét đánh ngang tai'': Vợ chú Vương bị ung thư thực quản!

Vào thời điểm đó, chi phí phẫu thuật là 40.000 NDT, cộng với chi phí nằm viện và các khoản phát sinh, ít nhất cũng cần 100.000 NDT. Hai người cố tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ từ bạn bè, nhưng một số tiền lớn như vậy thật sự khó khăn để xoay sở hết. Sau rất nhiều nỗ lực, chú cuối cùng cũng gom góp đủ tiền cho vợ tôi phẫu thuật.

Sau ca mổ, vợ chú Vương dần hồi phục nên họ cũng không quá chú tâm. Lương hưu của hai người không đủ để trả khoản nợ khổng lồ. Vì vậy, chú phải tìm chỗ làm thuê để khiếm thêm thu nhập. Ban đầu không ai muốn nhận vì tuổi tác đã cao. May thay, một người bạn cũ đã tạo điều kiện cho chú ở một công việc khá đơn giản, nhưng đối với tuổi của chú Vương, thật sự vẫn hơi quá sức.

Cô Vương biết chữa trị và phục hồi đã tốn rất nhiều tiền, vì vậy cô luôn tự lo cho bản thân, không phàn này hay kêu ca gì, sống dè xẻn, chắt chiu từng đồng. Cho đến một ngày, khi tới bệnh viện tái khám, kết luận của bác sĩ khiến cả hai choáng váng: Ung thư đã di căn.

Nguyên nhân là bởi quá trình hồi phục không tốt, không uống thuốc thường xuyên. Cơ thể bà ấy đã quá yếu, cũng không thể phẫu thuật được nữa, chỉ có thể điều trị kéo dài thời gian. Điều trị cũng tốn kém tiền bạc. Nhưng nợ trước chưa trả hết, lần này ai cho vay? Vì vậy cô Vương chỉ có thể trụ lại ở bệnh viện một thời gian.

Lúc đó chú Vương vô cùng ân hận! Tại sao trước đây lại không tiết kiệm? Nếu mỗi tháng tiết kiệm một khoản nhỏ thôi thì vợ của chú đã có tiền điều trị bệnh tình. 

Dì Lý - chắt bóp chi tiêu, về già không phải lo nghỉ

Dì Lý năm nay 68 tuổi đã về hưu được 18 năm. Hiện tại dì có số tiền gửi tiết kiệm gần 500.000 NDT. 

Bạn bè xung quanh luôn thắc mắc rằng dì cần nhiều tiền như vậy để làm gì. Nhưng mỗi khi đối mặt với những lời tò mò đó, dì Lý chỉ cười trừ.

Suy cho cùng, về già chắc chắn phải có tiền tiết kiệm, không ai có thể đảm bảo rằng sẽ không có rủi ro xảy ra. Để tiết kiệm tiền, dì không chỉ bị người ngoài đàm tiếu là quá chắt chiu, mà ngay cả con ruột cũng nói rằng dì sống quá tằn tiện.

Cho đến khi chuyện không may xảy ra, mọi người xung quanh và các con tôi mới thay đổi cách nhìn về dì. 

2 câu chuyện đáng giật mình về lựa chọn giữa tiết kiệm hay tận hưởng cuộc sống của người đã đi qua quá nửa cuộc đời: Về già có an nhàn hay không, phụ thuộc ở yếu tố này - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Ba năm trước, gia đình con trai dì Lý đi du lịch và vô tình đụng phải người khác trên đường đi, bên kia đòi 200.000 NDT. Nhưng con người con trai khi ấy còn trẻ nên chẳng dư giả gì, bên cạnh đó còn đang phải chịu khoản vay thế chấp. 

Người nhà nạn nhân nằng nặc đòi tiền, nếu không sẽ tống con trai dì vào tù. Lúc này, là một người mẹ, dì Lý phải lấy tiền túi ra để trả đủ 200.000 NDT cho phía nạn nhân. Sau đó, dì còn bị bệnh tim, cần phẫu thuật đặt ống dẫn. Tài chính của các con vốn đã khó khăn, nên dì tự dùng số tiền dành dụm được trong nhiều năm để chữa trị.

Sau những biến cố đã trải qua, mọi người lại càng hiểu hơn về tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Các con dì Lý cũng rút ra được bài học quý giá. Họ học cách tiết kiệm tiền để đề phòng bất trắc. 

Qua trải nghiệm tuổi già của hai nhân vật trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt rất lớn giữa người biết tiết kiệm và người tiêu xài hoang phí. Dù chúng ta sống cũng phải biết tận hưởng, biết dùng tiền mình kiếm ra, nhưng cũng cần đề phòng rủi ro bất cứ khi nào.

Theo Abolouwang

Thuỳ Anh

Cùng chuyên mục
XEM