10 năm iPhone: Nokia và BlackBerry đều “hấp hối”

19/01/2017 09:05 AM | Công nghệ

10 năm trước, Nokia và BlackBerry là hai cái tên “hot” nhất ngành di động. Nay cả hai đều đang trải qua giai đoạn khó khăn.

Khi Steve Jobs ra mắt iPhone thế hệ đầu tiên năm 2007, thiết kế màn hình cảm ứng cách mạng của nó đã thổi bay tất cả điện thoại bàn phím nổi tiếng nhất thời bấy giờ: Moto Q, Palm Treo, Nokia E62, BlackBerry Pearl.

10 năm trước, Nokia và BlackBerry là hai tượng đài smartphone, còn Apple là kẻ đến sau. Năm nay, khi iPhone rộn ràng kỷ niệm 10 sinh nhật 10 tuổi với doanh số và thị phần mạnh mẽ, những vị vua đầu tiên của thế giới di động lại đang vật lộn trong cuộc chiến sống còn. BlackBerry chuẩn bị ra thiết bị tên mã Mercury, trang bị bàn phím QWERTY biểu tượng, còn mẫu máy tầm trung Nokia 6 vừa được ra mắt tại Trung Quốc.

Cả hai được mong đợi xuất hiện tại Đại hội thế giới di động (MWC 2017) diễn ra tháng tới. Thành công của chúng phụ thuộc hoàn toàn vào giá bán cũng như định vị khách hàng.

Dựa vào cấp phép

Nokia 6
Nokia 6

Điều thú vị là cả Nokia và BlackBerry đều không tự sản xuất điện thoại. Thương hiệu Nokia đã được HMD mua quyền sử dụng (Foxconn FIH Mobile sản xuất), BlackBerry vẫn sở hữu phần mềm độc quyền như BlackBerry Hub nhưng TCL đã mua quyền sản xuất điện thoại.

Đặt cược vào Android

Trước khi iPhone thay đổi mọi thứ, Nokia và BlackBerry là biểu tượng ai cũng muốn sở hữu nhưng phần mềm bên thứ ba lại không được quan tâm. Một Nokia khó khăn kết đôi cùng Microsoft với hi vọng tạo ra đột phá nhưng rốt cục chỉ là dòng Lumia u ám. Microsoft đã mua quyền sử dụng tên Nokia trong 10 năm nhưng bỏ cuộc sau 5 năm. Trong khi đó, BlackBerry kiên trì với hệ điều hành tự phát triển BlackBerry OS trước khi chuyển sang Android, giữ lại phần mềm bảo mật riêng. Mercury là minh họa rõ nhất cho “combo” này.

Nokia 6 là điện thoại Android đầu tiên của HMD nhưng dịch vụ Google Play đang bị chặn tại Trung Quốc, thị trường “bàn đạp”. Màn ra mắt tại MWC sẽ là lần đầu chúng ta chứng kiến trọn vẹn mọi hoạt động của thiết bị này.

BlackBerry Mercury
BlackBerry Mercury

“Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi”

Nokia và BlackBerry có chung tham vọng nhưng lại chọn cách đi hoàn toàn khác biệt. Mercury của BlackBerry hướng đến sự cao cấp, còn Nokia 6 lại thuộc phân khúc tầm trung, giá bán tại Trung Quốc vào khoảng 250 USD. Dù không rõ về kế hoạch của HMD đối với điện thoại Nokia, hãng này dự kiến chi 500 triệu USD tiếp thị trong 3 năm tới.

Trong khi đó, TCL dù hiện tại tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp, họ đã lên kế hoạch xây dựng danh mục đa dạng, đủ mọi tầm giá. Trước khi năm 2017 kết thúc, có lẽ Mercury sẽ có “người anh em” giá rẻ hơn.

Ai đủ quan tâm để mua?

Tuy nhiên, có phải tiền là tất cả mọi vấn đề? Liệu những người từng yêu mến Nokia và BlackBerry có đủ lòng trung thành để theo đuổi hay thiết bị mới có đủ hấp dẫn để thu về khách hàng mới?

Rất khó để nói.

Trong suốt những ngày đen tối của Microsoft Lumia, Nokia đã làm công việc xuất sắc đối với thương hiệu giá thấp bằng phần cứng ổn định, đặc biệt tại các thị trường mới nổi, nhạy cảm với giá. Nokia vẫn là cái tên sáng giá. Với Android, Nokia có cơ hội phản công tại phân khúc bình dân.

Về phía BlackBerry, thương hiệu Canada tiếp tục gặp khủng hoảng bản sắc nếu vẫn duy trì điểm khác biệt ở phần mềm bảo mật. Nó khiến thiết bị giống như dành riêng cho doanh nhân hơn là thiết bị mà tất cả mọi người đều muốn sở hữu. Dù vậy, bàn phím QWERTY đặc trưng vẫn có sức hút với những người hoài cổ, muốn gõ bằng bàn phím hơn là phím ảo trên màn hình.

Trong thời đại ngay cả những người hâm mộ “cứng” nhất lần lượt từ bỏ và chuyển sang Android hoặc iPhone, chúng ta phải xem các thương hiệu như Nokia hay BlackBerry còn cơ hội nào trên thị trường trung hay thấp cấp không. Chỉ thời gian mới có thể trả lời.

Theo Du Lam

Cùng chuyên mục
XEM