Zalo, “siêu ứng dụng” Việt có thể được Facebook mua lại năm 2020?

16/11/2018 19:24 PM | Kinh doanh

Trang Fintech News của Singapore nhận định “siêu ứng dụng” Zalo của VNG có thể được Facebook để mắt trên đường tiến vào thị trường thanh toán Việt Nam.

Nối tiếp các “siêu ứng dụng” khác, Zalo tích hợp nhiều chức năng mới vào ứng dụng, trong đó có nền tảng thanh toán Zalo Pay. Ra mắt năm 2012, Zalo là ứng dụng chat của Việt Nam với hơn 100 triệu người dùng khắp thế giới. Trung bình, mỗi ngày người dùng gửi khoảng 900 triệu tin nhắn, gọi 50 triệu phút và chia sẻ 45 triệu bức ảnh qua Zalo.

Zalo là người đến sau trên thị trường thanh toán di động khi chỉ vừa giới thiệu Zalo Pay năm 2017. Dù vậy, Zalo Pay đạt thành công lớn vào đầu năm 2018 nhờ chiến dịch “tiền lì xì” trong dịp tết Âm lịch, giúp người dùng “mừng tuổi” cho người thân bằng ví điện tử. Cũng như các dịch vụ ví điện tử khác, Zalo Pay cho phép người dùng liên kết với thẻ ngân hàng để thanh toán cá nhân, trả tiền qua NFC, mã QR cũng như mua sắm sản phẩm, dịch vụ trên mạng, nạp tiền, trả hóa đơn. Lợi thế của Zalo Pay so với các đối thủ là có sẵn nền tảng người dùng khổng lồ từ ứng dụng nhắn tin chính.

Sự trỗi dậy của “siêu ứng dụng”

Zalo gia nhập danh sách “siêu ứng dụng” ngày một đông đảo của Việt Nam, tận dụng nền tảng người dùng rộng lớn để chen chân vào nhiều mảng kinh doanh. Một siêu ứng dụng được xem là ứng dụng mạnh mẽ, tích hợp nhiều chức năng và tính năng, từ mạng xã hội, thương mại điện tử đến giao hàng, dịch vụ tài chính. Grab, Now, Zalo và Go-Viet là những người chơi lớn nhất tại Việt Nam.

Đầu năm nay, Zalo cán mốc 100 triệu người dùng, trong khi Grab cho biết cứ mỗi 10 người Việt lại có 2 người dùng dịch vụ của họ. Now.vn không chia sẻ con số chính xác nhưng được cho là công ty hàng đầu trong giao đồ ăn về số lượng đơn hàng hàng ngày. Now.vn là thương hiệu thuộc sở hữu của Foody. Đến cuối năm 2015, Foody có 122.000 nhà hàng, quán ăn được liệt kê trên nền tản, 2970.000 đánh giá, 1,66 triệu bức ảnh, 2,12 triệu kết nối, 650.000 lượt tải về và 9,1 triệu lượt truy cập hàng tháng, trong đó có 5,9 triệu người dùng di động.

Grab, startup công nghệ của Singapore, đang cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, giao hàng, hậu cần và từ năm 2017 là dịch vụ tài chính. Công ty ra mắt dịch vụ thanh toán di động vào tháng 11/2017, bắt đầu cung cấp tùy chọn bảo hiểm và vay vào tháng 3/2018. Tại Việt Nam, Grab bắt tay với Moca và vừa giới thiệu phương thức thanh toán phi tiền mặt GrabPay by Moca. Trong khi đó, Now.vn hợp tác với AirPay, một nhà cung cấp ví điện tử.

Ngoài Zalo Pay, ứng dụng Zalo còn có thêm một số tính năng khác như Zalo Shop (cho phép mọi người mua hàng hóa trên mạng), kiểm tra lộ trình xe buýt, dự báo thời tiết, mua vé máy bay, tra cứu quán ăn, cập nhật thông tin y tế, trả tiền điện nước.

Các nhà phát triển ứng dụng đang cố gắng học theo WeChat, dịch vụ nhắn tin hàng đầu Trung Quốc với hơn 900 triệu người dùng nay là hệ sinh thái khổng lồ, bao gồm nhiều tính năng mạng xã hội, tài chính di động, đặt chỗ, hẹn gặp bác sỹ, đọc tin tức…

Cuộc chơi trên thị trường thanh toán di động Việt Nam ngày một nóng lên với sự tham gia của các người chơi mới như TrueMoney. Tuy nhiên, một trong các nguy cơ lớn nhất có thể đến từ các gã khổng lồ ngoại quốc.

Facebook sẽ mua Zalo Pay?

Facebook thử nghiệm phương thức thanh toán trên mạng xã hội với người dùng Thái Lan nam 2016 và đang tìm cách tiến vào thị trường Việt Nam. Năm 2017, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã kết hợp với Facebook để thí điểm Facebook Payment. Facebook thông báo về tính năng thanh toán tháng 3/2015, cho phép mọi người gửi và nhận tiền qua ứng dụng chat Messenger. Tính năng giúp mọi người liên kết thẻ Visa hoặc MasterCard rồi bấm vào biểu tượng $ để gửi tiền cho bạn bè trên iOS, Android, desktop mà không mất phí. Mạng xã hội bắt đầu mở rộng dịch vụ tài chính ra nước ngoài trong năm 2016 khi đăng ký Facebook Payments International Limited tại Ireland và Tây Ban Nha.

Theo Du Lam

Từ khóa:  Facebook , Zalo
Cùng chuyên mục
XEM