Xuất khẩu tại Hoa Kỳ: Bí quyết vi diệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào phòng vệ thương mại trùng trùng điệp điệp

01/05/2019 14:00 PM | Kinh tế vĩ mô

Hoa Kỳ với dân số 330 triệu người (xếp thứ 3 thế giới), có tổng giá trị nhập khẩu đạt hơn 2.400 tỉ USD năm 2018, luôn là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu quốc tế, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, để vượt qua rào cản thương mại trùng điệp theo quan điểm chính sách của Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng một cơ chế khác, đó là "xuất khẩu tại Hoa Kỳ".

Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nhưng không nên quá vội mừng

Ông Nguyễn Đình Tùng, CEO của Công ty Vina T&T, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi hàng đầu Việt Nam sang Mỹ, cho biết : "Sau Tết Nguyên đán đến nay, mỗi tuần chúng tôi xuất trên 100 tấn trái cây tươi các loại sang Hoa Kỳ"

Bên cạnh đó, ông Tùng cũng dự báo xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ trong năm nay có thể tăng trưởng trên 30% so với năm 2018 nhờ xuất khẩu thêm xoài.

Trung bình mỗi năm, Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 400 nghìn tấn xoài tươi chủ yếu từ các quốc gia Trung Mỹ và Nam Mỹ. Các quan chức ngành nông nghiệp Hoa Kỳ trong những chuyến thăm Việt Nam gần đây đều hết lời khen ngợi về chất lượng xoài quốc nội. 

Vào đầu tháng 2, cánh cửa thị trường Hoa Kỳ đã mở cho doanh nghiệp xuất khẩu xoài Việt Nam. Ước tính giá trị thị trường xoài tại Hoa Kỳ đạt hơn nửa tỉ USD và tăng trưởng ổn định.

Ngoài xoài, những loại trái cây chiến lược như dừa tươi, thanh long, vú sữa, nhãn... của Việt Nam đã nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu của các loại quả này tăng đều đặn. Không những thế, nhiều sản phẩm còn cạnh tranh tốt với hàng hóa cùng loại của một số nước trong khu vực, tiêu biểu là Thái Lan.

Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu rau quả đạt kỷ lục 3,5 tỉ USD, chứng tỏ ngành nông nghiệp Việt Nam có tiềm năng rất lớn, không chỉ về các sản phẩm truyền thống như cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su mà còn là trái cây nhiệt đới và các loại thảo mộc có giá trị y học cao.

Trong nửa đầu quý I năm 2019, có đến 8 nhóm hàng xuất khẩu VN sang Hoa Kỳ đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Trong đó, nổi trội nhất là hàng dệt may (1,6 tỉ USD, tăng hơn 34% so cùng kỳ), giày dép (620 triệu USD, tăng 100 triệu USD), điện thoại (473 triệu USD, tăng 121%), gỗ và các sản phẩm từ gỗ, linh kiện điện tử... 

Tuy nhiên, ông Herb Cochran, chuyên gia cao cấp, Dự án Tạo thuận lợi thương mại Amcham – Nguyên Giám đốc điều hành Amcham tại TP.HCM cảnh báo rằng : "Theo chính sách mới của chính quyền tổng thống Donald Trump, thâm hụt thặng dư trong thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác nếu vượt một ngưỡng nào đó thì chắc chắn phải bị xem xét lại, như trường hợp Canada, Mexico hoặc Hàn Quốc"

Xuất khẩu tại Hoa Kỳ: Bí quyết vi diệu giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua hàng rào phòng vệ thương mại trùng trùng điệp điệp - Ảnh 1.

Xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ trong năm 2019 có thể tăng trưởng trên 30% so với năm 2018 nhờ xuất khẩu thêm xoài - Ảnh : Lô xoài xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Thế nào là xuất khẩu tại Hoa Kỳ ?

Trong bối cảnh Hoa Kỳ đang thay đổi chính sách thương mại nhanh chóng và có thể đưa thặng dư thương mại song phương với Việt Nam vào tầm ngắm phải cắt giảm, các doanh nghiệp Việt Nam mà đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp nên cân nhắc vấn đề "xuất khẩu tại Hoa Kỳ" – một thuật ngữ theo gợi ý từ đại diện công ty Grand Aster.

Xuất khẩu tại Mỹ đang trở thành sự lựa chọn của nhiều công ty khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ vài năm gần đây, tiêu biểu là các công ty Nhật Bản và Canada.

Theo kết quả đàm phán mới về hiệp định NAFTA, một chiếc xe hơi thành phẩm phải đáp ứng ít nhất 75% giá trị nguyên liệu phụ tùng từ các quốc gia trong khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, đồng thời tiền lương của công nhân lắp ráp phải đạt ít nhất 16 USD/giờ. 

Do đó, hãng Nissan dự kiến sẽ đầu tư 13 tỷ USD mở rộng cơ sở sản xuất ở Hoa Kỳ để chế tạo động cơ (thường chiếm đến 20% giá trị chiếc xe), sau đó xuất khẩu sang Mexico gia công và nhập khẩu lại vào Hoa Kỳ. Biện pháp này giúp cân bằng giữa chi phí sản xuất, nhân công lắp ráp và phù hợp với quy định mới về ưu đãi thuế quan của Hoa Kỳ. 

Dựa vào bài học trên, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nông nghiệp có thể tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bằng cách đầu tư thuê mướn đất nông nghiệp để sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc sử dụng các khâu gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam ngay tại Hoa Kỳ. Nhờ đó, có thể đáp ứng được bộ tiêu chí mới về thương mại của chính phủ Donald Trump.

Một trong những doanh nghiệp nông nghiệp tiên phong là trang trại nuôi gà của ông Đương Công Tuấn với công suất 350 tấn thịt gà/ 2 tháng. Ông thuê trang trại tại một bìa rừng ở vùng giáp ranh giữa bang Maryland và Delaware thuộc miền đông nước Mỹ. Trang trại nuôi gà này áp dụng hệ thống tự động hóa và đáp ứng đủ các tiểu chuẩn nghiêm ngặt nhất trong nông nghiệp chăn nuôi gia cầm ở Hoa Kỳ.

Theo ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn tư vấn chiến lược RBNC (Canada), phụ trách thị trường Hoa Kỳ và châu Á - Thái Bình Dương, đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM