Xử lý triệt để nợ xấu: Tiến thoái lưỡng nan

26/09/2016 08:23 AM | Kinh tế vĩ mô

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu không dùng ngân sách thì khó giải quyết nợ xấu, song kể cả khi thực hiện phương án này thì cũng không xử lý triệt để được nợ xấu.

Là người từng chất vấn các thành viên Chính phủ khóa trước về việc sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu , ông Hà Sỹ Đồng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị cho đến nay vẫn bảo vệ quan điểm đó là không nên dùng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu do các ngân hàng và doanh nghiệp tự gây ra.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh bội chi ngân sách ở mức cao như hiện nay không nên đặt vấn đề sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý nợ xấu mà quan trọng hơn cả là tìm giải pháp hữu hiệu nhất để xử lý nợ xấu.

Thời gian qua, Nhà nước đã gián tiếp dùng ngân sách để xử lý nợ xấu thông qua thành lập và tạo cơ chế thuận lợi cho Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam ( VAMC ) hoạt động mua bán nợ xấu.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 618 và Thông tư 08 cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua - bán nợ xấu theo giá thị trường.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC, do phải bảo toàn vốn nên VAMC không thể mua đắt, các tổ chức tín dụng chưa trích lập dự phòng rủi ro xong cũng chưa bán nợ xấu theo giá thị trường được nên dù ngân sách có cấp cho VAMC đến 50.000 tỷ đồng thì cũng chẳng mua được nợ xấu.

Theo Nguyễn Trung, Quang Huy, Hồ Chiến, Minh Đức

Cùng chuyên mục
XEM