Tự động hóa: Cuộc thôn tính thầm lặng

13/03/2013 13:35 PM | Công nghệ

Robot đang xuất hiện trong mọi ngõ ngách của thị trường lao động. Xu hướng này tuy chưa phải là tin xấu nhưng báo hiệu một sự thay đổi lớn sẽ diễn ra.

Siêu máy tính Watson của IBM đã đánh bại con người trong cuộc thi đố vui "Jeopardy!" tại Mỹ, cho thấy trí tuệ nhân tạo đang có những bước tiến mạnh mẽ.

Với kiểu dáng đẹp hơn, nhanh hơn, Watson hiện đang được thương mại hóa và ứng dụng đầu tiên là sử dụng trong việc xác định các phương pháp điều trị ung thư. Trước sự thông minh của người máy, nhiều người lo ngại một xu hướng dịch chuyển: máy móc sẽ thay thế con người.

Trong một cuốn sách "Chủng tộc đối đầu với máy móc", Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) lo lắng con người sẽ không thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

Đồng thời, những máy tính thông minh có thể thay thế bất kỳ công việc có tính chất thường xuyên dành cho người tốt nghiệp cao đẳng như: nhập dữ liệu, tính toán các con số, vận hành máy...

Từ đó, một lượng lớn, cỡ khoảng 7 triệu công việc liên quan đến hoạt động ngành tài chính và kinh doanh hiện có ở Mỹ sẽ bị xóa bỏ.

Trong cuốn "Ánh sáng trong đường hầm", Martin Ford, một chuyên gia phần mềm, còn dự báo một tương lai ảm đạm hơn: khoảng 40% người Mỹ làm việc trong những ngành lỗi thời như nghề như y tá, thủ thư do sẽ bi thay thế bằng máy móc, cũng giống như có hơn 3 triệu thủ quỹ đã được thay thế bởi hệ thống tính tiền tự động.

Tuy nhiên, các chuyên gia khác cho rằng, công nghệ có thể thay thế con người trong một số công việc, nhưng làm cho con người đạt năng suất hơn trong những việc khác.

Chẳng hạn, tại các quầy kiểm tra của các hãng hàng không, máy tính thay nhân viên trong công việc nhàm chán như cấp thẻ lên máy bay, nhưng sự thay thế này giúp các hãng hàng không, hành khác chủ động xử lý các vấn đề đột xuất như chuyến bay bị hủy bỏ hoặc thay đổi hành trình...

Theo Lawrence Katz của Đại học Harvard và Robert Margo của Đại học Boston, trong lịch sử, những tiến bộ công nghệ lại "thân thiện" với người lao động. Xu hướng thị trường lao động qua các thế kỷ XIX và XX cho thấy rõ điều này.

Ví dụ, trong những thập kỷ gần đây, tin học và tự động hóa đã dịch chuyển việc làm của những lao động có tay nghề trung bình, nhưng lại nâng cao năng suất của lao động tay nghề thấp và tay nghề cao.

Thời kỳ đầu công nghiệp hóa đã có tác dụng tương tự. Công nhân có tay nghề trung bình trong dệt may đã được thay thế hàng loạt bởi máy móc, nhưng tay nghề của công nhân ít kỹ năng và quản lý nhà máy lại được cải thiện.

Tự động hóa rõ ràng không tạo ra thất nghiệp hàng loạt. Tuy nhiên, khi nhìn ở quy mô toàn cầu, điều này có thể khác. Theo nghiên cứu của Đại học Zurich, các công ty đã phản ứng với toàn cầu hóa bằng cách sử dụng lao động giá rẻ ở nước ngoài và đầu tư công nghệ cho các trung tâm ở trong nước.

Chẳng hạn, Apple đã sử dụng các kỹ sư lành nghề của Mỹ để thiết kế sản phẩm và gia công chi phí thấp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, mức lương cơ bản đang tăng tại các thị trường mới nổi làm cho hoạt động gia công bên ngoài trở nên ít hấp dẫn hơn.

Xu hướng này đang tạo ra một sự thay đổi mạnh trong thị trường lao động thế giới. Các công ty như Apple đang tìm cách đầu tư nhiều hơn cho công nghệ để thúc đẩy năng suất tại thị trường trong nước.

Điều này tạo sức ép cho các thị trường lao động như Trung Quốc buộc phải có những công ty sáng tạo như Apple. Thực tế, Foxconn, nhà sản xuất phần cứng lớn nhất thế giới hiện nay, đã có ý định thay thế một lượng người lao động bằng 1 triệu robot nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, chống chi phí nhân công đang tăng cao.

Từ phạm vi các nhà máy, robot đang đẩy quy mô cạnh tranh với con người ra toàn thế giới.

Theo Thụy Kha

Doanh nhân Sài Gòn

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM