Microsoft mua lại Nokia vì thị trường 'xô đẩy'

04/09/2013 16:00 PM | Công nghệ

Microsoft vừa tuyên bố mua lại toàn bộ mảng sản xuất thiết bị và bằng sáng chế của Nokia với giá 7,2 tỉ USD. Vụ sáp nhập này không đến mức quá bất ngờ vì trước đó hai bên đã có mối quan hệ khăng khít và chính Stephen Elop, CEO hiện tại của Nokia từng có một thời gian làm cho Microsoft.

Microsoft đã có một bản thuyết trình PowerPoint về vấn đề này. Trong vụ mua lại nói trên, Microsoft cho rằng mình vừa ở thế chủ động lẫn bị động.

Sau khi sáp nhập mối quan hệ hai bên sẽ khác trước ra sao?

Khi Microsoft thị trường "xô đẩy"

Thứ nhất, sở hữu toàn bộ còn tốt hơn là làm đối tác mà chẳng thể kiểm soát được những gì đối phương định làm.

Nếu như Nokia bán mình cho một công ty nào khác? Thì Microsoft sẽ để vuột khỏi tay mọi cơ hội thành công trên thị trường điện thoại di động.

Microsoft cũng đã nhìn trước được rằng hệ sinh thái sản phẩm của Apple hay vụ sáp nhập giữa Google và Motorola Mobility (và cả trường hợp Oracle mua lại Sun) về cơ bản đã thay đổi toàn cảnh thế giới công nghệ, để từ đó việc 'kết duyên' giữa một bên phần cứng và một bên phần mềm đang ngày càng trở nên cần thiết.

Thứ hai, ngoài Nokia, không một công ty sản xuất smartphone nào hỗ trợ Windowsphone nhiệt tình như thế.

Samsung, HTC và Huawei cũng cho ra đời một vài sản phẩm chạy hệ điều hành Windowsphone, đồng thời cũng có những đồn đoán xoay quanh việc Acer, ASUS, ZTE cũng làm điều tương tự trong năm 2013, nhưng điều đó không có nghĩa các hãng này đang nhiệt tình đóng góp cho tiếng tăm của Windowsphone.

Với vị thế của "bên công"

Microsoft cho rằng công ty có thể nắm giữ được 15% trong số 1,7 tỉ chiếc smartphone được xuất xưởng năm 2018 và tạo ra doanh thu khoảng 45 tỷ USD. 

Giả sử hai công ty sau khi sáp nhập có thể giành được 15% thị phần trong 5 năm và thu được tỷ suất lợi nhuận là 5% trên doanh thu thì giá trị hiện tại ròng (NPV) của thương vụ này lên đến 15 tỷ USD; nếu làm ăn khấm khá hơn, với biên lợi nhuận lên đến 10% thì NPV sẽ lên đến 30 tỷ USD.

Có vẻ như Microsoft đang có một hợp đồng khá hời khi chỉ phải bỏ ra 7,2 tỷ USD để thu được khoản lợi ích dự tính như trên. Vậy nhưng điều quan trọng nhất là Windowsphone mới chỉ chiếm có 3% thị phần. Muốn vươn tới 15%? Cả một chặng đường dài!

Windowsphone đang bắt đầu trở thành hệ điều hành smartphone lớn thứ ba trên thế giới (thay cho Blackberry hiện số phận đang cheo leo).

Microsoft đã giành ngôi vị thứ ba của Blackberry trong thị trường smartphone (theo ước tính của Gartner) vào quý một vừa qua (theo IDC). Gartner thống kê thị phần Windowsphone năm qua tăng từ 2,6% lên 3,3% còn Blackberry giảm từ 5,2% xuống còn 2,7%.

Còn theo số liệu IDC, thị phần Windows tăng từ 3,1% lên 3,7% trong khi Blackberry giảm từ 4,9% xuống 2,9%.

Dưới đây là tổng kết thị phần smartphone theo thống kê của comScore, Gartner, IDC, Kantar và Strategy Analytics từ 2011 đến tháng 7, 2013.

Nokia đã rất mát tay trong việc bán điện thoại chạy hệ điều hành Windowsphone. Từ dưới 3 triệu chiếc trong quý 2 năm 2012, con số này đã tăng lên 7,4 triệu trong quý 2 năm 2013. Quý 2 vừa qua công ty cũng bán được 53,7 triệu chiếc điện thoại.

Vài tuần trước đây Blackberry vừa tung ra một bản "Đánh giá chiến lược" có ảnh hưởng tới việc bán hàng của công ty. Sự sáp nhập giữa Microsoft và Nokia sẽ làm phức tạp hóa tình thế hiện thời của Blackberry khi tới đây trên thị trường có lẽ chỉ còn tồn tại ba hệ điều hành smartphone và khả năng tài chính của Microsort sẽ đảm bảo cho Nokia được sống sót.

Có lẽ Blackberry phải đương đầu với áp lực lực mạnh mẽ trước khi tìm được một đại gia giàu có dám "cầu hôn". Nhưng khả năng này khó có thể xảy ra.

Lịch sử u ám về sản xuất phần cứng của Microsoft

Apple đã thành công vang dội trong việc kết hợp hòa giữa phần mềm và phần cứng trong các thiết bị của mình trong khi đó là "nỗi đau lớn" với Microsoft. Thế là công ty buộc phải kéo Nokia về phe mình.

Thiết bị di động đầu tiên của Microsoft là máy nghe nhạc Zune, được tung ra vào năm 2006 để "so găng" với iPod của Apple. Tiếc rằng Zune quá gây thất vọng và phải ngưng sản xuất ngay trong năm 2011. Công ty từng xa lánh mọi nhà cung cấp phần cứng từng đưa ra những sản phẩm chạy hệ điều hành Microsoft.

Việc mua lại Nokia sẽ mang lại cho công ty kết quả tương tự với những nhà sản xuất smartphone khác.

May ra Xbox và Kinect còn được tính là thành công những phải rất lâu nữa công ty mới đạt được lợi nhuận từ chúng. Chiếc Xbox đầu tiên ra đời vào năm 2001, gây lỗ đến tận năm tài chính 2008. Từ khi ra đời nó đã ăn mất của công ty gần 3 tỉ USD.

Chiếc máy tính bảng Surface ban đầu được đưa ra vào 2007 với màn hình 30 inch và chỉ được sử dụng chủ yếu tại các địa điểm thương mại có lưu lượng khách hàng lớn. Surface RT và Pro cũng chẳng khá hơn, thổi bay mất 900 triệu USD của Microsoft.

Thùy An

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM