Dự án nghiên cứu môi trường sống trong không gian và cái kết bi thảm

07/04/2015 20:10 PM | Công nghệ

Những năm đầu thập niên 90, Walfort đã có cơ hội để tham gia một dự án mà sẽ hoàn toàn thay đổi sự nghiệp và cuộc đời ông khi đăng ký tham gia Dự án “Sinh Quyền 2” trong 2 năm.

Nội dung nổi bật: 

- Những năm đầu thập niên 1990, giới khoa học đã tiến hành một dự án thí nghiệm mô phỏng môi trường con người sẽ sống trên Sao Hỏa. 8 người tình nguyện sẽ sống trong Nhà kính gọi là “Sinh Quyển 2”, họ bị ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài và phải tự làm ra thức ăn để sinh tồn.

- Kết thúc thời gian thí nghiệm, hậu quả mà 8 thành viên tham gia dự án phải gánh chịu thật khó mô tả bằng lời và họ phải gánh chịu những tổn thương đó suốt đời. Ngay cả với thành viên trưởng nhóm là nhà khoa học Roy Walfort cũng không ngoại lệ.


Vừa là dân hippie, là nghệ sĩ, là người Do Thái, và vừa là nhà khoa học, Roy Lee Walfort đã bị quá trình lão hóa mê hoặc kể từ lúc chỉ mới là một thanh niên. Ông từng là diễn viên, nhà văn, và là nhà phiêu lưu theo đuổi nghiên cứu mới nhất về sự giới hạn calo và kéo dài tuổi thọ.

Những năm đầu thập niên 90, Walfort đã có cơ hội để tham gia một dự án mà sẽ hoàn toàn thay đổi sự nghiệp và cuộc đời ông.

Khi ông đang trong giai đoạn mất ngủ định kỳ, ông đăng ký làm trưởng nhóm y tế cho dự án Sinh Quyển 2 (Biosphere 2), “trạm không gian” trên mặt đất nổi tiếng (với một số thành phần nhất định) được xây dựng trong lòng sa mạc phía Bắc thành phố Tucson (Arizona – Hoa Kỳ).

“Tôi thấy thật hữu ích khi ghi dấu thời gian của mình với những hoạt động nguy hiểm và khác thường,” Ông giải thích với Thời Báo Los Angeles (Los Angeles Times).

Sinh Quyển 2 được nhà tài phiệt Ed Bass tài trợ, người thừa kế sự nghiệp dầu hỏa có tính cách liều lĩnh, và tự xem bản thân là một nhà hoạt động vì môi trường, dự án này là một nhà kính được lắp kín bằng lớp kính dày bao quanh diện tích 3,15 acre (Xấp xỉ 1,26 hecta) để tạo thành một bản sao của hệ sinh thái trái đất.

Walford và bảy “mầm sống” khác sẽ sống hai năm bên trong nhà kính được niêm phong kín mít này, sống bằng thức ăn họ tự sản xuất từ những vườn rau hữu cơ và trại nuôi cá.

Họ sẽ không được tiếp xúc với bất cứ thứ gì bên ngoài, kể cả nước và không khí, và hai yếu tố này sẽ được tái tạo bên trong hệ sinh thái của nhà kính. Vào ngày 26 tháng Chín năm 1991, khi nhóm “mầm sống” bước vào Sinh Quyển, Walford đã mang theo bộ đồng phục phong cách Star Trek biến ông thành phiên bản Spock đời thật với ngoại hình rất hợp với đôi tai nhọn và quả đầu trọc của ông. Tuy nhiên, mọi việc chuyển biến theo chiều hướng không mong đợi, khi nhóm “mầm sống” phát hiện ra họ không thể sản xuất đủ thức ăn cho mình.

Nhân cơ hội phát hiện ra cách làm nước chanh ăn kiêng, Walford quyết định đây là thời dịp hoàn hảo để nghiên cứu về sự giới hạn calo trong cơ thể mọi người: Từ đó về sau, tám thành viên chỉ tuân theo một khẩu phần ăn có lượng calo được cắt giảm xuống còn ít hơn 1800 calo dành cho một người trong một ngày, vào khoản thời gian đầu. Là bác sĩ điều trị của nhóm, Walford sẽ giám sát hiệu quả của cách ăn này lên mọi người trong nhóm.

Câu chuyện này xuất phát từ cuốn sách “Chú Gà Mùa Xuân: Trẻ Mãi (hoặc Cố Chết” của Bill Gifford. Sách có bán tại Amazon.

Câu chuyện này xuất phát từ cuốn sách “Chú Gà Mùa Xuân: Trẻ Mãi (hoặc Cố Chết” của Bill Gifford. Sách có bán tại Amazon.

Thông thường, loài người được “lập trình” để gian lận trong bất kỳ hình thức ăn kiêng nào, và đó cũng chính là một lý do khó có thể nghiên cứu sự giới hạn calo. Nhưng hiện tại, Sinh Quyển đã giúp Walford có được tám chú “chuột thí nghiệm” được giữ cách biệt trong nhà kính trong hai năm. Kiểu ăn kiêng mà họ gọi là nhịn đói lành mạnh  thực chất là ăn rất nhiều trái cây (họ đã trồng nhiều chuối, đu đủ, và quýt), và ăn theo một danh sách dài gồm nhiều loại rau, hạt, đậu, cùng với trứng, sữa dê, và một lượng nhỏ cá rô phi và gà.

Chỉ 10% calo của họ được cung cấp từ chất béo, và họ chỉ ăn thịt vào ngày Chủ nhật. Tất cả lượng calo này nhằm mục đích cung cấp năng lượng cho họ làm những công việc chân tay nặng nhọc trong suốt tám mươi giờ mỗi tuần, bao gồm trồng trọt, duy trì tình trạng của trang thiết bị, phát hoang dây leo bò trên những bức tường bằng thép và kính, và thậm chí sử dụng bộ đồ lặn để lau chùi những trại cá.

Không nhạc nhiên khi những Mầm sống sụt ký như những Sumo đổ mồ hôi trong phòng xông hơi, sụt cân cho đến khi chỉ số khối cơ thể trung bình (Body Mass Index – BMI) rớt xuống dưới mức 20 đối với nam và tương tự với nữ (nói một cách khoa học là “thực sự gầy”). Một người đàn ông mất 58 cân (26,3 kg), từ béo tròn 94,3 kg trở nên cân đối 68 kg.

Họ sụt cân quá nhanh khiến Walford nghĩ rằng những tế bào mỡ của họ đã sản sinh độc tố ngay bên trong cơ thể họ, tương tự như thuốc trừ sâu và những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Thực vậy, Walford đã tìm thấy những độc tố đó, nhưng chế độ ăn kiêng chặt chẽ và công việc lao động nặng nhọc cũng gây nên những vấn đề tức thì, ví dụ như họ đang dần mất sức do đói.

Theo Jane Poynter, một Mầm sống, người đã viết một quyển hồi ký với nhan đề Thí Nghiệm Trên Con Người: Hai Năm và Hai Mươi Phút Bên Trong Sinh Quyển 2, việc tự liếm dĩa đến sạch sẽ sau mỗi bữa ăn trở thành hành động được chấp nhận, nhằm không đánh mất bất kỳ calo quý giá nào.

Nguồn cung cấp thực phẩm từ chuối, món ngon nhất trong thực đơn, phải được khóa kỹ. Đáng buồn nhất là, những Mầm sống thỉnh thoảng dùng ống nhòm để nhìn lén khách du lịch ăn bánh kẹp xúc xích từ quầy bánh.

“Tuy nhiên, đó là giai đoạn Roy rất thích thú,” Poynter bất động vài giây trước khi tiếp tục chia sẻ, “vì dù sao đây cũng là công việc cả đời của ông ấy.”

Khi tám Mầm sống được mang ra khỏi Sinh Quyển vào tháng Chín năm 1993, sự phô trương và kiểu cách cùng với sự nhẹ nhõm vô hạn vì một dự án dài, được nghiên cứu kỹ lưỡng cuối cùng đã kết thúc.

Mặc dù dự án được bắt đầu với một tinh thần vô cùng lạc quan – đây là cách chúng ta sống trên sao Hỏa – dự án đã diễn ra với sự hoài nghi hà khắc và một loạt các vụ đánh giá tiêu cực từ báo giới, điển hình như bài báo đã bị gỡ xuống từ tờ Village Voice viết rằng đã phát hiện ra dự án có nguồn gốc xuất phát từ một tổ chức kì lạ tên Synergia mà bài báo mô tả như một giáo phái bí ẩn.

Hai năm của sự giam cầm đã chia rẽ nhóm Mầm sống thành những phe phái đầy cay đắng; những căng thẳng và kịch tính bên trong “quả bóng” đã thực sự truyền cảm hứng cho những cho chương trình truyền hình thực tế Big Brother. Chế độ ăn uống ít ỏi cũng không thể giúp vực dậy tinh thần. Ngày mở “niêm phong” đồng nghĩa với ngày hạnh phúc nhất với họ. Chí ít bây giờ họ đã có thể ghé qua quầy bánh kẹp xúc xích.

Mặc dù vậy, về phần Walford, ngày dự án Sinh Quyển kết thúc đánh dấu sự bắt đầu của những ngày đen tối trong cuộc đời ông. Ông đã từng cân đối và khỏe mạnh khi ông bước vào nhà kính, nhìn ông trẻ hơn sáu mươi bảy tuổi. Hai năm sống bên trong nhà kính đã tàn phá cơ thể ông. Có thể là do thiếu thốn thức ăn, có thể là do những thứ khác, nhưng trong những tấm ảnh chụp bên trong Sinh Quyển, Walford đã ốm đến mức phờ phạc, mắt ông hốc hác và trũng sâu.

Ông đã mất 11,3 kg từ mức hơi ốm 65,77 kg, và trông ông còn già hơn cả ảnh bên phải thuộc thời kỳ  hậu-Sinh Quyển.

Nhưng những tàn phá thật sự thì vô hình. Trong vòng sáu tháng sau khi rời Sinh Quyển, Walford rơi vào cơn trầm cảm trầm trọng, cứ bốn ngày ông lại nốc cạn một chai vodka. Ông đã làm tổn thương lưng mình khi đang đào đất, và lúc đầu, ông không thể đi lại.

Có gì đó đã thay đổi trong suy nghĩ của ông: Chỉ ba năm sau khi rời Sinh Quyển, Walford bắt đầu bị “đông cứng”, khiến ông không thể đi đứng và dễ té ngã. Không lâu sau đó ông phải đi bằng khung tập đi.

Mặc dù vậy, bất chấp bệnh tật, Walford vẫn rất tỉnh táo, và ông vẫn tiếp tục ăn kiêng theo chế độ của mình, khẳng định rằng nó đã làm chậm tiến trình của bệnh, chứ không phải làm tăng nhanh quá trình ấy. Vào cuối năm 2001, Walford đã chào mời những lợi ích của sự giới hạn calo với Alan Alda, người sau đó tổ chức một chương trình trên TV cho Tạp chí Khoa Học Hoa Kỳ (Scientific American), nhấn mạnh rằng sự giới hạn calo sẽ “giúp tôi sống thọ hơn số tuổi có lẽ tôi sẽ sống.”

Walford nói ông hy vọng ông sẽ sống đến 110 tuổi như Suzanne Somers.

Nhưng về mặt sức khỏe, ông ấy quá yếu. Một đoạn phim ngắn ghi hình Walford cùng năm đó đã thực sự gây chấn động: Gần một thập kỷ sau khi bước vào Sinh Quyển, từ một phiên bản mạnh mẽ sống động của Thuyền trưởng Jean-Luc Picard, Walford đã trở thành một ông già lưng còng dễ sợ hãi, bị gù lưng và khó có thể tự di chuyển một mình.

Ông đã được chuẩn đoán mắc chứng bệnh Lou Gehrig (bệnh xơ cứng một bên tủy sống) đã khiến ông yếu dần và qua đời vào năm 2004. Mặc dù sự bất tử đã lừa dối ông, Walford đã trải qua nhiều cuộc sống trong bảy mươi chin năm ông sống trên đời hơn số cuộc sống mà tất cả chúng ta có thể trải qua trong ba kiếp.

>> Dự án 6 tỷ USD và ước mơ chinh phục sao Hỏa của chàng trai người Việt

Thanh Uyên

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM