Điện toán đám mây: Chúng tôi sẽ tiêu diệt phần mềm

27/03/2015 08:08 AM | Công nghệ

“Ban đầu họ làm ngơ với bạn. Rồi họ cười bạn. Tiếp theo họ đánh bạn. Và cuối cùng bạn vẫn thắng.”- Đó là để nói về quá trình 15 năm của Điện toán đám mây.

Nội dung nổi bật:

- “Mọi thứ” được đưa lên những "đám mây" và khi cần bạn chỉ cần truy cập vào đám mây để sử dụng.
- Ưu điểm của Cloud Computing đó là tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí và hiệu quả theo qui mô.
- The Cloud nếu được phổ biến rộng rãi hơn nữa sẽ cho phép các công ty ở các quốc gia đang phát triển “nhảy cóc” và hưởng lợi từ các dịch vụ tin học tân tiến mà không phải xây dựng mạng lới hệ thống cơ sở hạ tầng tin học ban đầu cực kỳ tốn kém.
- Tuy nhiên The Cloud cũng dấy lên lo ngại về hacker, với việc chuyển dữ liệu lên Internet thì mức độ bảo mật sẽ giảm xuống nếu an ninh không được đảm bảo.


Các chuyên gia nói rằng, điện toán đám mây [cloud computing] có thể là công nghệ phát triển đột phá nhất trong vài thập niên tới.

“Nó là một cách mới trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, một cách nhanh hơn và rẻ hơn để tiến hành các công việc trong kinh doanh”, Bryan Plug - CEO của Accept Corporation, một công ty quản lý dịch vụ phần mềm đã nhận xét như vậy.

Thực ra từ cloud – đám mây, trong marketing dùng để ẩn dụ cho mạng Internet. Vậy nên có rất nhiều nhầm tưởng Điện toán đám mây là một công cụ mới của Internet Marketing.

Vậy điện điện toán đám mây là gì?

Khái niệm The Cloud xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên vào tháng 8 năm 2006 tại một hội nghị về công cụ tìm kiếm điện tử ở Cali, Hoa Kỳ. CEO Google Eric Schmidt mô tả về một thành tựu trong lưu dữ data.

Hiểu đơn giản, truy cập Internet bất cứ ở đâu, bất kì khi nào và có thể sử dụng mọi dữ liệu và những ứng dụng mà bạn muốn. “Mọi thứ” được đưa lên những đám mây và khi cần bạn chỉ cần truy cập vào đám mây để sử dụng. Các thiết bị di động như điện thoại di động, Iphone, Tablets, Ipad, laptop… sẽ là thứ ứng dụng mạnh mẽ nhất đầu tiên The Cloud.

Những người sử dụng không hoàn toàn hiểu hết về nó và có nhiều điều cường điệu về nó. Mặc dù vậy, tôi tin rằng một ngày nào đó [nhanh thôi] Điện toán đám mây (The Cloud) sẽ trở nên phổ biến rộng rãi như là đồng đô-la Mỹ trong kinh tế quốc tế vậy.

Có người tuyên bố rằng: Khi nào tốc độ Internet còn gia tăng thì The Cloud còn tiếp tục phát triển. The Cloud dựa chủ yếu vào Internet, thông quan Internet để tồn tại và phát triển.

The Cloud có 3 “lớp” phân biệt với nhau:

Phía ngoài cùng [ dễ thực hiện nhất], được gọi là “ phần mềm như một dịch vụ” [SaaS], bao gồm các ứng dụng dựa trên web như Gmail, các dịch vụ email của Google, và Salesforce.com, công ty giúp quản trị mối quan hệ khách hàng [CRM]

Đi vào lớp mây sâu hơn là “ PaaS” có nghĩa là hệ thống hoạt động dựa vào Internet. Cho phép người dùng viết các ứng dụng cho trang web và các thiết bị di động. [Có Microsoft, Salesforce.com, Google]

Phần mây thú vị nhất – thứ xứng đáng nhất để gọi là Điện toán đám mây đó là IaaS – Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ. Nó cung cấp những dịch vụ điện toán cơ bản, từ tính toán số đến lưu trữ data, cái mà người dùng có thể kết hợp để xây dựng một hệ thống máy tính có thể tuỳ biến. [Có các công ty như: GoGrid, Amazon.com]

Nó hoạt động như thế nào?

Theo hình thức khách – chủ [users – server] hiện tại mỗi công ty khi cần sẽ tự thiết lập một data center riêng – Trung tâm dữ liệu [ nhiều công ty đa quốc gia có cả chục data center như vậy] và độc lập vận hành và sử dụng dữ liệu của mình. Đồng thời tự bảo vệ cho sự an toàn của các Trung tâm dữ liệu ấy.

Một công ty kinh doanh có một lượng dữ liệu cụ thể được lưu giữ trên máy chủ của nó, một người dùng có thể khởi động máy tính, kết nối vào máy chủ đang lưu giữ các dữ liệu ấy, click chọn phần mềm ứng dụng và sử dụng chúng.

Có 3 loại “đám mây”: Công cộng [ Quyền truy cập data cho tất cả mọi người]; Cá nhân [Được bảo vệ bởi hệ thống an ninh mạng của công ty]; Và hỗn hợp cả 2 loại trên.

Một trong những ưu điểm của Cloud Computing đó là tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí và hiệu quả theo qui mô. Mô hình máy chủ – khách thì toả nhiều nhiệt năng khi làm việc, nó cần nhiều năng lượng để làm mát chưa kể là toả nhiều khí CO ảnh hưởng đến môi trường.

Vì vậy khi thông qua The Cloud ở bất kì nơi nào trên trái đất bạn vẫn có thể truy cập vào dữ liệu của mình nên khi đó, các công ty sẽ chuyển các Data Center ra những khu vực và chi phí năng lượng thấp nhất, hoặc là nơi có chi phí làm ít nhất.

Một số công ty như Google, Microsoft đã và đang chuyển hoặc dự định chuyển các Data Center của mình ra khu vực biển phía Tây Bắc Thái Bình Dương để thực hiện giảm chi phí năng lượng. Hơn nữa, bây giờ không cần sự hiện diện của quá nhiều Data Center vì có thể sử dụng chung 1 cái cho nhiều công ty.

Sử dụng Cloud bạn sẽ cần ít phần cứng hơn để chạy cùng một lượng data như nhau. Trong khi đó, thiết lập và vận hành một trung tâm dữ liệu là vô cùng tốn kém với chi phí đầu tư ban đầu cao, nhất là với các công ty lớn, cần đến hàng trăm máy.

Một thuận lợi khác là The Cloud nếu được phổ biến rộng rãi hơn nữa sẽ cho phép các công ty ở các quốc gia đang phát triển “nhảy cóc” và hưởng lợi từ các dịch vụ tin học tân tiến mà không phải xây dựng mạng lới hệ thống cơ sở hạ tầng tin học ban đầu cực kỳ tốn kém.

Vậy câu hỏi nữa là, ai sẽ sử dụng The Cloud?

Nếu bạn dùng email hoặc là tham gia post ảnh lên mạng xã hội như facebook hay Myspace chẳng hạn thì bạn đang sử sụng The Cloud đấy. Mọi người dù biết dù không thì vẫn đang tham gia vào “đám mây” ấy.

Những khách sạn sử dụng nó để phục vụ việc đặt phòng  và những không ty phân phối điện tử đang dùng nó để ghi lại các đơn đặt hàng online.

Hiện nay có các công ty, cả lớn và nhỏ, cả nổi tiếng và còn đang tiềm ẩn cung cấp các dịch vụ ứng dụng của The Cloud  như Amazon.com ( bắt đầu tiến vào “đám mây” năm 2006); Google (2007); Microsoft; NetSuite ( Sáng lập bởi CEO Larry Ellision của Oracle); Salesforce.com (1999- Nhà tiên phong mở ra thị trường của The Cloud); GoGrid (Công ty của Canada)

Vậy mức độ an toàn thông tin của The Cloud như thế nào?

Đây là một vấn đề gai góc khi gần đây xảy ra các sự kiện như Sony PlayStation bị hacker tấn công. Hãy tưởng tượng một tình huống như thế này các bạn. Bạn đi mua nhà và có 2 sự lựa chọn thế này:

Ngôi nhà thứ nhất bạn có hệ thống an ninh chung. Bất cứ khi nào bạn về bạn phải trình giấy phép và khi đó nhân viên an ninh sẽ dắt bạn đến tận cửa nhà và đưa cho bạn chiếc chìa khoá chung của toàn dãy nhà để mở. Thật buồn nếu như một ngày đẹp trời những nhân viên an ninh lấy chìa khoá đó để đi “loanh quanh” trong nhà bạn hay là tệ hơn là chia khoá rơi vào tay kẻ xấu muốn lấy thứ gì đó mà bạn không muốn mất chẳng hạn.

Ngôi nhà thứ 2 là bạn sẽ được cung cấp chìa khoá riêng và khi nào bạn thích bạn sẽ mở cửa nhà bạn [tất nhiên] mà không phải xin phép ai cả. Tuy nhiên thật tai hại khi bạn làm mất chìa khoá duy nhất để vào nhà. Lúc nào bạn cũng phải bảo vệ chiếc chìa khoá đó, giữ nó ở nơi vừa kín đủ để an toàn và vừa dễ để mình tìm thấy nó mỗi khi cần ra vào nhà mình.

Quả thật là một sự khó khăn khi lựa chọn vì 2 trường hợp này bổ sung cho nhau. Nó cũng tương tự như 2 hình thức tin học bây giờ vậy. Cái thứ 2 là hệ thống theo kẻo users- server hiện nay đang còn phổ biến. Còn cái thứ nhất là Điện toán đám mây, một thế lực mới đang lên và đầy kỳ vọng.

Với việc sử dụng The Cloud, công ty đã mở cửa cho dữ liệu và cái cửa đó là một mục tiêu hấp dẫn các hacker. Bởi vì dữ liệu đó của nhiều công ty nên nó "rất đáng giá để tấn công”.

Tương lai của The Cloud

Thay vì chấp nhận nó hay không thì đề tài của rất nhiều diễn đàn công nghệ lại đang tập trung và câu hỏi về mức độ an toàn của nó và khả năng kiểm soát của các luật lệ.

Ví dụ, ở Mỹ, The Cloud có hoàn toàn có thể được áp dụng trong chăm sóc sức khoẻ tuy nhiên lại vấp phải điều luật về giữ bí mật đối với thông tin sức khoẻ cá nhân, mà như các bạn biết, chuyển dữ liệu lên Internet thì mức độ bảo mật sẽ giảm xuống nếu an ninh không được đảm bảo. Cũng phải nói thêm rằng lo ngại về hacker là hoàn toàn có cơ sở. Ngày nay chúng ta có quá nhiều thông tin nhạy cảm để lo sợ bị mất hơn so với thời kỳ Internet chưa phát triển: thông tin tài khoản ngân hàng,…

Nhưng mà mọi người thích lưu trữ data ngoài máy tính của họ để họ có thể truy cập mọi lúc mọi nơi khi họ online – Tính tiện lợi.

>> Lưu trữ đám mây sẽ thay thế ổ cứng trong tương lai ?

Phạm Nguyên Phương Nam

CTV Phạm Nguyên Phương Nam

Cùng chuyên mục
XEM