Xiaomi vào Việt Nam khoe: Với cùng một chiếc điện thoại 4 triệu, sản phẩm của chúng tôi "xịn" gấp đôi đối thủ!

16/03/2017 15:14 PM | Kinh doanh

Nếu so sánh với các nhãn hàng khác, nếu chúng ta lấy chuẩn là thông số kỹ thuật thì nếu ở cùng thông số, chúng tôi luôn luôn ở mức giá là 1/2 hoặc 2/3 của đối thủ. Nếu lấy giá làm chuẩn thì các thông số kỹ thuật của chúng tôi sẽ cao hơn thông số kỹ thuật của đối thủ 2 lần. Đó là sự khác biệt.

Đó là chia sẻ của ông Wang Xiang, Phó Chủ tịch cấp cao của Xiaomi tại sự kiện họp báo Xiaomi chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam hôm 15/3 vừa qua.

Theo đó, Digiworld sẽ là nhà phân phối chính thức và duy nhất cho thương hiệu Xiaomi tại Việt Nam 3 chiếc smartphone đầu tiên được Xiaomi tung ra là: Redmi 4A giá 2,99 triệu đồng, Redmi Note 4 giá 4,69 triệu đồng và mẫu điện thoại cao cấp Mi Mix giá 16,9 triệu đồng.

- Chào ông, tung ra 3 loại smartphone đầu tiên tại thị trường Việt Nam, mục tiêu của Xiaomi là gì? Đâu là sản phẩm chiến lược của Xiaomi tại thị trường này?

- Tôi không đặt ra bất kỳ mục tiêu về doanh thu nào tại thị trường Việt Nam trong năm nay. Điều quan trọng nhất là chúng tôi muốn phục vụ khách hàng cũng như là các fan của chúng tôi ở Việt Nam trước đã. Trước tiên, chúng tôi muốn xây dựng lực lượng fan của mình.

Thứ hai chúng tôi muốn xây dựng hiểu biết của người dùng tại Việt Nam, để mọi người biết đến chúng tôi. Hiện chúng tôi còn rất mới ở thị trường và rất ít người biết đến Xiaomi. Với sản phẩm tốt mà chúng tôi mang đến thị trường, tôi hy vong ngày càng có thêm nhiều người bạn mới, nhiều fan trong thị trường. Đó là mục tiêu trong năm 2017, thậm chí là 2018.

- Tại sao thời điểm này Xiaomi mới vào Việt Nam? Có muộn không, thưa ông?

- Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng tôi vào Việt Nam. Chúng tôi không muốn sử dụng công nghệ cũ là 2G hoặc 3G. Chúng tôi muốn mang đến những sản phẩm công nghệ mới nhất. Chúng tôi không mang sản phẩm 3G ra nước ngoài. Tại thời điểm này, Việt Nam đang bắt đầu trên hành trình triển khai 4G trên toàn quốc. Vì thế đây là thời điểm hoàn hảo để chúng tôi vào Việt Nam.

- Tại Xiaomi sao lại chọn Digiworld mà không phải PSD hay đơn vị nào khác?

- Chúng tôi chọn Digiworld vì đây là nhà phân phối với hơn 20 năm kinh nghiệm ở dòng điện thoại thông minh. Vì thế, họ biết khách hàng rất rõ. Họ hiểu khách hàng, hiểu hệ sinh thái. Và tôi cho rằng Digiworld là đối tác phù hợp nhất tại thời điểm này.

- Điểm nhấn của các sản phẩm Xiaomi là gì so với các sản phẩm của Samsung, Oppo là gì? Có phải yếu tố giá không? MiMix có giá khá cao so với mặt bằng chung, xin ông nói rõ về điều này?

- Chúng tôi rất khác biệt với họ bởi chúng tôi sản xuất và đem đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao và mới mức giá phải chăng. Nếu so sánh với các nhãn hàng khác, nếu chúng ta lấy chuẩn là thông số kỹ thuật thì ở cùng thông số, chúng tôi luôn luôn ở mức giá là 1/2 hoặc 2/3 của đối thủ. Nếu lấy giá làm chuẩn thì các thông số kỹ thuật của chúng tôi sẽ cao hơn thông số kỹ thuật của đối thủ 2 lần. Đó là sự khác biệt.

Chúng tôi không sản xuất những sản phẩm rẻ tiền. Đây là những thiết bị cao cấp nhưng giá vừa phải. Chúng tôi không làm các sản phẩm ở phân khúc thấp như 2G với giá 10 USD chẳng hạn. Chúng tôi luôn luôn chọn nguyên liệu tốt nhất để mang đến cho người dùng.

- Ở Trung Quốc, Xiaomi có thị trường rất lớn và ở đó Google chưa vào được. Thứ hai thương mại điện tử ở Trung Quốc rất triển, chi phí rất thấp. Khi sang Việt Nam, ông bán giá như Việt Nam và phải chịu sự kiểm soát của Google. Bên cạnh đó, thương mại điện tử ở Việt Nam có chi phí rất cao. Vậy chiến lược của ông tại Việt Nam như thế nào?

- Ở Ấn Độ, chúng tôi đã rất thành công. Ấn Độ cũng khác với Trung Quốc và gần hơn với Việt Nam. Ở Ấn Độ, Google cũng rất mạnh mẽ và thành công. Chúng tôi vào Ấn Độ khoảng 2 năm rưỡi, nhãn hiệu của chúng tôi đi từ con số 0 lên vị trí thứ 2, chỉ đứng sau Samsung. Chúng tôi có doanh thu ở đó rât tốt và thương hiệu đang ngày càng mạnh hơn. Vậy mô hình của chúng tôi đã thành công ở Ấn Độ thì tôi nghĩ cũng sẽ thành công ở Việt Nam.

Tuy nhiên, để phù hợp với thị trường địa phương, tôi biết rằng thị trường online chưa mạnh lắm. Nhưng điều đó không chỉ riêng gì Việt Nam mà Đông Nam Á cũng vậy, online vẫn là phần nhỏ. Ở những thị trường như thế, chúng tôi sẽ tập trung vào thị trường offline hơn online.

Ở Trung Quốc, năm ngoái, chúng tôi xây 52 cửa hàng mới gọi là Mi Home và dự định sẽ xây 200 cửa hàng nữa trên toàn Trung Quốc. Ấn Độ, chúng tôi cũng tập trung vào offline trước.

Ở Việt Nam cũng vậy, chúng tôi sẽ hợp tác với Digiworld, bản thân Digiworld sẽ hợp tác với tất cả những đối tác offline. Online thì Digiworld hợp tác với Lazada. Ở Việt Nam, offline giúp chúng tôi thúc đẩy doanh thu nhiều hơn bởi hành vi của người tiêu dùng ở mỗi nước đều khác. Chúng tôi đã thành công ở một số thị trường rồi thì mong đợi sẽ thành công ở thị trường Việt Nam.

- Cảm ơn ông!

Thế Trần

Cùng chuyên mục
XEM