Xây dựng được startup tỷ đô nhờ liên tục rút hết hạn mức thẻ tín dụng để khởi nghiệp nhưng nhà sáng lập Airbnb lại cảnh báo đừng ai làm như vậy!

03/04/2018 09:27 AM | Kinh doanh

Khác với bình thường, 2 nhà sáng lập Airbnb lại khởi nghiệp bắt đầu từ 'vòng visa', tức là vay tiền từ thẻ tín dụng.

Airbnb có thể là một ví dụ của việc làm giàu thần tốc.

Vào năm 2008, ba sinh viên mới tốt nghiệp đại học bắt tay lập nên công ty ở một căn hộ trong lòng San Francisco, công ty này đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đặt nơi ở khi đi du lịch. Ngày nay, sau 10 năm, nền tảng đó đã có 4,5 triệu căn hộ, từ những ngôi nhà trên cây với thiết kế Scandinavia cho đến những hòn đảo riêng ở Fiji.

Nhưng không có thành công nào dễ dàng, và những nhà sáng lập của Airbnb khuyên những người đi sau "không nên dẫm vào vết chân của họ" - Joe Gebbia chia sẻ với CNBC trong chương trình "Managing Asia".

Trong những ngày đầu hoạt động, bị hàng loạt nhà đầu tư từ chối, trong đó có những công ty đã đầu tư vào Youtube, Paypal, và Google. Gebbia và cộng sự của mình gồm Brian Chesky và Nathan Blecharczyk đã quyết định chuyển sang cách gọi vốn khác: Qua thẻ tín dụng.

Vòng "Visa"

Bộ ba đã lâm vào cảnh túng quẫn – theo lời của Gebbia – và mong muốn tăng doanh thu từ khoản doanh thu ít ỏi 200 USD một tháng từ nền tảng khách hàng bé nhỏ của họ.

"Chúng tôi chỉ có một cách trong giai đoạn đó, đó là sử dụng thẻ Visa. Chúng tôi gọi đây là 'vòng Visa' bởi buộc phải rút hết hạn mức của thẻ tín dụng. Nhưng đây là cách chúng tôi không khuyến khích". 

"Những hóa đơn thẻ tín dụng được gửi về hàng loạt, đây là thời điểm đau đầu nhất của công ty. Chúng tôi không biết phải trả đống hóa đơn đó như thế nào".

Nhưng sự kiên định của họ đã được đền đáp, Y Combinator – một công ty chuyên đầu tư vào các startup giai đoạn đầu đã giúp họ có những đồng vốn đầu tiên đổi lấy một lượng cổ phần trong công ty.

Những lời khuyên 

Tới thời điểm đó, Airbnb mới nhận được những lời khuyên tuyệt vời nhất từ nhà sáng lập của Y Combinator – Paul Graham.

Ông nói với họ rằng công ty cần gần gũi hơn với khách hàng, và lấy phản hồi để phát triển sản phẩm của họ.

"Chúng tôi học được rằng cần phải gặp gỡ khách hàng để đạt được cái chúng tôi gọi là 'Sự khai sáng', để được gần với khách hàng đến mức có thể nhìn sản phẩm của mình qua mắt họ".

Anh ta nói rằng, những điều được chia sẻ bởi khách hàng có thể kết hợp với tầm nhìn tổng quát của những doanh nhân để tạo nên được một sản phẩm hoàn hảo nhất.

Phương Linh

Cùng chuyên mục
XEM