Xây cầu với nắp chai bia Tiger: Dự án sáng tạo đầy bản lĩnh

13/02/2019 13:30 PM | Sống

Thay vì trở thành “rác thải” sau mỗi cuộc vui, những nắp chai bia Tiger đã được tái chế để trở thành nguyên liệu sắt dùng trong xây dựng, hỗ trợ trong việc xây những công trình ý nghĩa cho người dân địa phương.

Đây cũng chính là ý tưởng sáng tạo đầy bản lĩnh của Tiger Beer - một nhãn hiệu bia cao cấp của HEINEKEN Việt Nam. Với hoạt động ý nghĩa này, chương trình vừa giúp cộng đồng nhận thấy được ý nghĩa của việc tái chế rác thải góp phần bảo vệ môi trường, vừa mang đến những giá trị thiết thực cho đời sống của cộng đồng tại địa phương.

Cây cầu đầu tiên với nguyên liệu sắt làm từ nắp chai Tiger được tái chế

Khởi động từ tháng 10 năm 2018, sau 3 tháng kêu gọi đóng góp nắp chai để tái chế vật liệu sắt dùng trong xây dựng, hỗ trợ việc xây cầu, Tiger Beer đã khánh thành cầu Kênh Năng Ấp 7 tại ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Với cây cầu mới này, việc giao thông hằng ngày của người dân tại 3 xã Tam Hiệp, Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) và Tân Lập 1 (huyện Tân Phước) được thuận lợi hơn

Xây cầu với nắp chai bia Tiger: Dự án sáng tạo đầy bản lĩnh - Ảnh 1.

Cầu Kênh Năng Ấp 7 có chiều dài 30 mét và chiều ngang 2 mét

Ông Nguyễn Văn Phụng - một người dân địa phương sinh sống gần cây cầu cho biết: “Trước đây ai qua cầu cũng đều nghi ngại hết vì cây cầu cũ và có phần hơi nghiêng. Có chiếc cầu mới này, người dân 3 xã, công nhân di chuyển hàng hóa thuận tiện và dễ dàng hơn.”

Xây cầu với nắp chai bia Tiger: Dự án sáng tạo đầy bản lĩnh - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Phụng chia sẻ niềm vui tại buổi lễ khánh thành cầu mới

“Tôi đánh giá rất cao sáng kiến này của Tiger, vừa giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, kêu gọi tái chế trong cộng đồng, vừa hỗ trợ tạo điều kiện đi lại thuận lợi hơn cho người dân”, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang hứng khởi phát biểu tại buổi lễ. Ông Thanh Hải cũng bày tỏ mong muốn chương trình sẽ tiếp tục được người dân cả nước ủng hộ nhiệt tình, tham gia tái chế nắp chai để từ đó nhãn hàng Tiger có thể mang thêm nhiều công trình ý nghĩa đến nhiều tỉnh thành hơn.

Tiger Beer và bản lĩnh hiện thực hóa ý tưởng tái chế nắp chai bia

Được yêu mến nhiều năm tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, Tiger Beer luôn tiên phong truyền cảm hứng đánh thức bản lĩnh, theo đuổi đam mê và hiện thực hoá những ước mơ táo bạo. Thấu hiểu khát khao thể hiện sức sáng tạo của giới trẻ, Tiger Beer đã luôn đồng hành cùng họ đưa ra nhiều ý tưởng đột phá, và các hoạt động vì môi trường, cải thiện đời sống cộng đồng chính là một trong số đó.

Bắt nguồn từ một ý tưởng đơn giản mà độc đáo, hoạt động thu gom nắp chai bia, Tiger không chỉ nâng cao ý thức tái chế, góp phần giảm lượng rác thải mà còn là cơ hội cho người dân chung tay tạo nên những thay đổi tích cực của cơ sở hạ tầng ở địa phương.

 
Xây cầu với nắp chai bia Tiger: Dự án sáng tạo đầy bản lĩnh - Ảnh 3.

Việc thu gom nắp chai Tiger tại các điểm bán được người tiêu dùng nhiệt tình hưởng ứng

Sau mỗi cuộc vui, những chiếc nắp chai với kích thước nhỏ bé, khó thu gom và có giá trị kinh tế thấp thường bị bỏ đi và thải ra môi trường. Nhằm giải quyết thực trạng này, Tiger đã kêu gọi cộng đồng địa phương góp nắp chai xây cầu trong 3 tháng cuối năm 2018 tại Tiền Giang. Nhờ vào sự ủng hộ của người dân nơi đây, những chiếc nắp chai nói trên đã được “tái sinh” để tạo nên một công trình ý nghĩa cho người dân với dự án mở đầu là cây cầu Kênh Năng Ấp 7 tại Tiền Giang.

Sau thành công ở Tiền Giang, chương trình sẽ được mở rộng ra cả nước hứa hẹn sẽ mang đến nhiều công trình ý nghĩa cho cộng đồng. Điếm đến tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh.

Tại Tiền Giang, quá trình thu gom nắp chai được triển khai ở 70 điểm bán. Những nắp chai này sau đó được chuyển giao cho Công ty Thương mại - Dịch vụ - Môi trường Mỹ Nga – Công ty đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường cấp phép hoạt động với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tái chế và xử lý môi trường để tái chế. Theo đó, nắp chai được xử lý ở nhiệt độ thấp giúp ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong nắp; sau đó, được nung chảy và phối trộn với các nguyên liệu khác để trở thành nguyên liệu sắt sử dụng trong xây dựng.

Ánh Dương

Từ khóa:  sống
Cùng chuyên mục
XEM