Hãy bỏ ngay công việc đầu tiên trong đời, khi bạn ghét nó

18/04/2015 07:56 AM | Nghề nghiệp

Tôi còn nhớ chính xác cái ngày mà một thanh niên 22 tuổi, thất nghiệp và hoàn hoàn không có tầm nhìn nào cho tương lai bước ra khỏi văn phòng ấy sau 114 ngày làm việc.

Bài viết của cô Kathleen Elkins, hiện đang là nhân viên một phòng tin tức tại New York.


Tôi đã phải bỏ công việc “thực sự” đầu tiên của mình sau 114 ngày. Có thể đếm chính xác như vậy là nhờ tôi đã lưu lại trong blog để ghi nhớ cái ngày một cô gái 22 tuổi - thất nghiệp và hoàn toàn không có ý định nào cho tương lai. Trước đó, viết dường như là điều đúng đắn duy nhất tôi có thể làm được.

Tôi làm việc cho một tổ chức phi lợi nhuận, giảng dạy cho các học sinh trung học ở những vùng nghèo đói và giới thiệu cho các em về tennis. Tôi đã rất thích thú chia sẻ đam mê thể thao của mình cho các học sinh và hy vọng rằng nó có thể là cánh cửa mở ra tương lai cho các em như đã mở ra với tôi.

Những gì tôi đã trải nghiệm trong suốt 2 tháng đó thật sự ngoài sức tưởng tượng.

Tôi sẽ không kể quá lan man và chi tiết. Tuy nhiên, có thể hình dung đơn giản như thế này: Nhiệm vụ công việc của tôi là “điều phối viên tennis” nhưng thực tế nó hoàn toàn không giống với bản miêu tả công việc vốn truyền cảm hứng, thúc giục tôi khi nộp đơn xin việc. Tôi nhận ra bản thân cảm thấy không hài lòng và thất vọng vào cuối mỗi ngày làm việc. Tôi cảm thấy mệt mỏi và buồn chán, và rồi nó dần thấm vào cuộc sống cá nhân của tôi.

Vẻ lạc quan và hạnh phúc luôn thường trực trên khuôn mặt tôi dần biến mất, tôi ít cười hơn, phàn nàn nhiều hơn, dễ bị xúc động và dần mất liên lạc với những người thân thiết nhất. Cuối cùng bằng cách nào đó tôi đã nhận ra rằng: “Không, không thể như thế này được nữa”.

Tôi đã bỏ việc. Với tôi 114 ngày ở đó dài vô tận. Đến nay, dù đã rất lâu sau khi bỏ việc, cảm xúc trong tôi đã hoàn toàn trống rỗng - sức nóng của khoảnh khắc đó cũng đã qua và kỷ niệm thì rất mờ nhạt. Tuy nhiên, thật may mắn tôi đã ghi nhanh lại “một vài suy nghĩ” vào cái ngày tồi tệ ấy.

Tôi sẽ không bao giờ có thể quên được giây phút bước ra khỏi toà nhà đó, cảm giác như có một cơn gió trong lành thổi qua, ưu phiền trong tôi như tan biến, mọi thứ trở nên nhẹ nhõm vô bờ. Đã có những giọt nước mắt và cái bắt tay nuối tiếc với đồng nghiệp nhưng điều quan trọng là bản thân tôi cảm thấy được khuây khoả.

Tôi đã phải dùng đến tất cả lòng can đảm mà mình có để đưa ra quyết định bỏ việc. Có nhiều lý do khiến tôi cố trì hoãn và tiếp tục làm việc. Tôi sợ phải bỏ công việc đầu tiên của mình. Tôi sợ phải đối mặt với phản ứng của các đồng nghiệp khi nghe được tin này, tôi sợ khi phải đối mặt với gia đình, với bạn bè và người thân. Tôi sợ cảm giác bị mọi người nhầm lẫn và gọi mình là một “kẻ hèn nháct”.

Nhưng thật may mắn, đến giờ tôi nhận ra rằng thật sáng suốt khi dám bỏ công việc mà mình ghét. Một số suy nghĩ được tôi ghi lại vào ngày 19/10:

“Tôi đã khóc và khóc rất nhiều. Tôi cảm thấy tội lỗi, mất hy vọng, sợ hãi, xấu hổ… Nhưng sau đó, tôi đã hoàn toàn vượt qua được tất cả. Tôi cười lớn và buông ra một câu nói đùa lần đầu tiên trong vòng 2 tháng. Tôi cười một cách thành thật. Tôi thật sự hào hứng cho ngày thứ 2 sắp tới - ngày tôi sẽ không đi làm, ngày tôi sẽ bắt đầu tìm kiếm cho mình một công việc ý nghĩa và đáng giá hơn. Những gì đang chờ đợi phía trước thật tuyệt vời! Có cơ hội, có lựa chọn, một thế giới mà tôi hoàn toàn có quyền chọn lựa theo phương hướng mà tôi muốn”.

Bỏ việc là một việc điên rồ. Là một người vô danh cũng điên rồ. Không có thu nhập cũng điên rồ. Nhưng nếu sợ hãi là thứ duy nhất giữ bạn lại trong văn phòng làm việc thì tôi khuyến khích bạn chấp nhận rủi ro điên rồ đó.

Sau khi vượt qua được “phần sợ hãi” đó, tôi đến với một chương đáng sợ tiếp theo trong cuộc đời. Tôi bị mắc kẹt với hợp đồng thuê lâu năm tại một thành phố hoàn toàn mới, không có thu nhập và không có bất kỳ kế hoạch nào cho 60 phút tới của cuộc đời.

Vì vậy, tôi bất chợt nghĩ về một điều mà nhà đồng sáng lập Netflix là Marc Randolph đã nói với tôi tại chương trình thực tập mùa hè mà tôi tham gia. Ông ấy nói rằng: chìa khoá để đổi mới là bắt đầu từ chính các vấn đề cá nhân – dù là đơn giản hay phức tạp - và sau đó nghĩ về cách thay đổi chúng.

Đó là là một ý tưởng tuyệt vời. Ông ấy cam đoan với tôi rằng sự sáng tạo, khám phá không bao giờ ngừng nghỉ - thậm chí là trong định hướng xã hội công nghệ vốn tạo ra các tiện ích, công cụ và ý tưởng liên tục như hiện nay. Nơi nào tồn tại vấn đề, nơi ấy sẽ có sự đổi mới.

Tôi đã gặp phải vấn đề lớn, vấn đề về chuẩn mực của xã hội - tôi là một người trưởng thành. 21 tuổi, đã tốt nghiệp đại học. Biết uống một số loại “đồ uống người lớn”. Đã sống tự lập và không còn phụ thuộc vào cha mẹ. Trong khi không phải lúc nào mọi người cũng nghĩ như vậy, tôi đã là một người trưởng thành, 22 tuổi với một tấm bằng tốt nghiệp tiếng Tây Ban Nha từ trường Liberal Arts.

Tất cả những điều này dẫn đến một câu hỏi muôn thủa: “Bạn muốn làm gì khi lớn lên? Nhưng đáng tiếc, câu hỏi dạng này đã “quá hạn” so với tôi. Tôi hiện có nghĩa vụ phải trả lời nó ngay lập tức.

Đó là một câu hỏi khó.

Và giải pháp của tôi - sự đổi mới được truyền lửa từ sếp Netflix đó là trang blog cá nhân. Nó trở thành một thứ gì đó mà tôi luôn có thể tìm thấy sự thoải mái và ổn định trong đó. Tôi viết lách và sử dụng công cụ đó để giúp chính bản thân vượt qua sự lộn xộn, tình trạng thất nghiệp và tìm ra lời giải cho sự nghiệp của mình.

Trang blog mà Kathleen Elkins vào ngày quyết định bỏ việc.

Cuối cùng, sau 79 ngày gửi thư giới thiệu qua email và điện thoại, kiểm tra hộp thư email một cách điên cuồng, “khuấy đảo” LinkedIn. Sau 79 ngày trong tình trạng lấp lửng, nghi ngờ và thất nghiệp, tôi cũng nhận được tin vui khi trúng tuyển vào một phòng tin tức ở Đại lộ số 5 New York.

Sau khi nhận công việc tôi vẫn viết blog bởi hành trình của tôi vẫn tiếp tục. Tôi vẫn chưa trả lời được câu hỏi: “Lớn lên bạn muốn làm gì?” Tôi cũng còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp và hầu hết đều rất quan trọng. Tôi vẫn viết để sử dụng nó như một công cụ, một cách phản ánh chính bản thân, học từ những trải ngiệm và hy vọng giúp ai đó có thể tìm được chính họ trong các tình huống tương tự.

Tôi muốn giúp những “người trẻ” - nhóm người bị truyền thông gắn mác là “thế hệ của những người bỏ cuộc”, những người luôn đùa bỡn với hết công việc này đến công việc khác và để lại nỗi buồn chán.

Một báo cáo gần đây cho thấy có tới 60% những người trẻ tuổi rời công ty của họ khi chưa đầy 3 năm và truyền thông nhanh chóng đổ lỗi cho sự nhàm chán và thờ ơ. Nhưng theo tôi điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Tuổi 20 của bạn là thời gian để khám phá con đường sự nghiệp. Đó là thời gian để trải nghiệm, để thất bại và học hỏi từ những thất bại. Không thể biết chính xác bạn sẽ là gì hay làm gì ngay khi ra trường. Bạn không thể tìm kiếm được sự hoàn hảo ngay tức khắc. Cần phải trải nghiệm, mắc sai lầm, chấp nhận rủi ro và học để nói “không” hoặc “có”.

>> Tâm sự 'ba cùng' của nhân viên tín dụng

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM