Hàng trăm phi công Vietnam Airlines đồng loạt nghỉ ốm: Hiện tượng bất thường

13/01/2015 01:11 AM | Nghề nghiệp

Trong đợt cao điểm Tết dương lịch 30/12/2014 – 4/1/2015, hãng này có tổng cộng 117 lượt phi công báo ốm. trong đó chỉ có 10 trường hợp có giấy chứng nhận của cơ quan y tế.

Chiều nay (12/1), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) đã tổ chức họp báo về việc hàng loạt phi công của hãng nghỉ ốm bất thường trong thời gian gần đây…

Hiện tượng bất thường

Theo thông báo chính thức từ phía Vietnam Airlines, trong đợt cao điểm Tết dương lịch 30/12/2014 – 4/1/2015, hãng này có tổng cộng 117 lượt phi công báo ốm. Trong đó chỉ có 10 trường hợp có giấy chứng nhận của cơ quan y tế và số phi công của đội bay Airbus chiếm hơn 90%. Số lượng này gấp hơn 2 lần cùng kỳ 2013-2014, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VNA vào mùa cao điểm.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, việc phi công báo ốm hàng loạt bất thường cộng thêm hiện tượng hơn 30 phi công ở đội bay Airbus nộp đơn xin thôi việc là một sự việc nghiêm trọng. Về ngắn hạn cũng như lâu dài sẽ ảnh hưởng đến an ninh – an toàn khai thác và các nhiệm vụ của Tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ và bộ GTVT trực tiếp chỉ đạo là phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị.

Đã có lộ trình cải cách tiền lương

Từ 2008, VNA đã xây dựng lộ trình cải cách tiền lương chung cho Tổng công ty, đã báo cáo và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ (văn bản 123/TB-VPCP ngày 10/4/2009) thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2008 và triển khai kế hoạch phát triển dài hạn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Theo đó, trong giai đoạn 2009-2010, cho phép Tổng công ty Hàng không Việt Nam xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở đủ nguồn quỹ tiền lương để hoàn thành tiến trình cải cách tiền lương theo kế hoạch. Trong lộ trình này, thu nhập của phi công sẽ tăng dần và khi kết thúc sẽ đạt đến mức 75%-80 thu nhập phi công nước ngoài mà VNA thuê.

Đến năm 2015, sau 5 lần cải cách, thu nhập của phi công Việt Nam sẽ bằng xấp xỉ 75% thu nhập phi công nước ngoài mà VNA đang thuê. Thu nhập ở đây được hiểu là thu nhập trước thuế, với phi công nước ngoài là mức trả cho công ty quản lý phi công, đơn vị đứng ra ký hợp đồng với VNA.

Gần đây nhất, tháng 11/2014, Liên đoàn Tổng công ty đã có buổi làm việc công khai với toàn thể phi công để trao đổi lấy ý kiến, trước khi tiếp tục triển khai các bước cải cách tiền lương tiếp theo. Thời điểm tháng 12/2014 là mốc gần nhất và tiếp sau đó, năm 2015, Tổng công ty sẽ có 2 lần cải cách tiền lương nữa vào 6 tháng đầu năm và vào tháng 7/2015.

Đại diện Vietnam Airline cũng cho biết, việc điều chỉnh thu nhập của đội ngũ phi công nằm trong lộ trình cải cách tiền lương của Tổng công ty, áp dụng chung cho toàn bộ hơn 10 nghìn lao động với mục tiêu tiếp tục nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và thu nhập cho người lao động.

Phi công của Vietnam Airlines được đào tạo như thế nào?

Một phi công sau khi hoàn tất khóa học phi công cơ bản sẽ phải tham dự các khóa huấn luyện chuyển loại, huấn luyện định kỳ và huấn luyện nâng cấp theo một quá trình dài trong nhiều năm.

Để đào tạo được 1 phi công hay 1 thợ có chứng chỉ bảo dưỡng thì phần chi phí đào tạo trực tiếp (được ký trong hợp đồng đào tạo) là rất nhỏ so với các chi phí để tạo dựng được hệ thống tổ chức, hệ thống triển khai và nguồn nhân lực giáo viên, tài liệu, các quy trình và đặc biệt là môi trường tác nghiệp để người lao động hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng.

Với phi công nước ngoài, VNA trả thu nhập trên cơ sở bằng cấp và kinh nghiệm phi công đó tự tích lũy ở những nhà khai thác khác khác, do không phải đào tạo. Với phi công Việt Nam, nhiều quá trình đào tạo do VNA tự thực hiện và chi trả chi phí (huấn luyện chuyển loại máy bay khai thác, huấn luyên nâng cấp lên lái phụ hoặc nâng cấp lên lái chính...)

Về thuế thu nhập của phi công, hiện tại VNA đang thực hiện nghiêm túc việc thu và nộp thuế thu nhập của phi công.

Lộ trình xây dựng đội ngũ phi công

Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển đội bay của VNA đến năm 2015 và 2020 (Công văn 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 và 1567/TTg – KTN ngày 22/9/2008) cùng với kế hoạch phát triển mạng bay, Vietnam Airlines đã xây dựng lộ trình đào tạo, bổ sung lực lượng lao động đặc thù về phi công và thợ kỹ thuật tương ứng.

Đối với phi công, VNA cũng đã đặt mục tiêu tuyển dụng, đào tạo nhằm tăng dần tỷ lệ phi công Việt Nam trong đội bay của mình. Nếu như năm 2010, tỷ lệ phi công nước ngoài trong đội bay của VNA là khoảng 50% thì tỷ lệ này liên tục giảm trong những năm gần đây và năm 2014 là 22%.

Kế hoạch nguồn nhân lực phi công giai đoạn 2014-2018

Lương phi công Vietnam Airlines so với mặt bằng thế giới?

Thu nhập bình quân của người lao động của VNA là xấp xỉ 10 triệu/tháng, trong đó lương tiếp viên khoảng 19tr/tháng. Trong khi đó, thu nhập và lương của phi công A320/321 của một số hãng hàng không khu vực Châu Á như sau:

Đơn vị tính: USD/tháng

>> Đằng sau hiện tượng "chảy máu chất xám" ở Vietnam Airlines

Nguyệt Quế

Cùng chuyên mục
XEM