Chỉ số cạnh tranh nhân tài của Việt Nam cao hơn một quốc gia có GDP 16.000 USD/năm

30/01/2016 11:47 AM | Nghề nghiệp

Việt Nam đã vượt lên trên Venezuela, một nước có thu nhập bình quân đầu người hơn 16.500 USD/năm trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu.

Việt Nam đứng thứ 82/109 nước và vùng lãnh thổ về năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu, theo báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu 2015-2016 (Global Talent Competitiveness Index - GTCI).

Khi so sánh với các khu vực khác, Việt Nam tương đối thuận lợi hơn so với các nước ở khu vực Trung và Nam Á (71% các nước bị xếp hạng thấp hơn) và khu vực Hạ Shahara (79% các nước xếp hạng thấp hơn).

Theo báo cáo này, Venezuela - một nước thu nhập cao đã bị xếp hạng thấp hơn Việt Nam.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), năm 2014, GDP bình quân đầu người của Venezuela trong là 16.529 USD/năm. Chỉ số này ở Việt Nam là 2.052 USD/năm.

Báo cáo nhận định: Việt Nam gần gũi hơn với hiệu suất trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp hơn so với hiệu suất trung bình trong khu vực riêng của mình.

Bảng xếp hạng của Việt Nam (GTCI trong 109 quốc gia)

Hiệu suất ở các cột rất đa dạng. Việt Nam đạt điểm số khá cao trong kỹ năng tri thức toàn cầu (trên các nước như Thái Lan), mặc dù hiệu suất kém trong việc phát triển tài năng của mình thông qua hệ thống giáo dục chính quy (cột Grow).

"Điều này cho thấy rằng ở Việt Nam, thậm chí ngay cả khi môi trường nhân tài không lớn, thì đất nước đã sử dụng giỏi nhân tài hiện tại của mình và kỹ năng cao hơn trong hoạt động đổi mới và tinh thần kinh doanh", báo cáo của WB nhận định.

Khoảng cách lớn nhất của Việt Nam đối với các quốc gia hàng đầu là ở cột “Labour and Vocational” (Lao động và kỹ năng nghề). Việt Nam không được đánh giá tốt về mặt thu hút và phát triển nhân tài.

Điều này có nghĩa là Việt Nam phải đấu tranh để tạo ra và duy trì một môi trường kỹ năng mạnh mẽ. Việt Nam có thể học hỏi những bài học từ một số nước trong khu vực như Malaysia về thu hút và giữ chân người tài.

Cũng theo bảng xếp hạng trên, Singapore tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm thứ ba liên tiếp.

Năm nay, phần lớn các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương có bước lùi ngắn, ngoại trừ ba trường hợp tăng hạng đáng kể là New Zealand (xếp 11) với cải thiện rõ nét về năng lực chung, Nhật Bản (19) với bước tăng trưởng rõ rệt và bền vững, và Malaysia (30) tăng năm bậc so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp xuống hạng đáng kể như Trung Quốc (từ 41 xuống 48), Ấn Độ (từ 78 xuống 89) và Hàn Quốc (từ 29 xuống 37).

Top 3 nước trong Châu Á Thái Bình Dương chứng tỏ khả năng cởi mở trong nền kinh tế giúp thu hút nhân tài bao gồm: Singapore với 43% dân số được sinh ra ở nước ngoài, New Zealand và Úc với khoảng 17%.

Bình luận về những kết quả này, Ilian Mihov, Hiệu trưởng của INSEAD, cho biết: "Các nước Châu Á trước đây vốn luôn được xem là nơi xuất khẩu nhân tài, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu năm nay lại cho thấy xu hướng nhân tài chuyển dịch về lại khu vực này, và đi kèm đó là việc làm sẽ tìm đến nơi nhân tài đổ về như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam.”

Bảng xếp hạng GTCI là nghiên cứu thường niên được INSEAD, trường đào tạo về kinh doanh hàng đầu thế giới, phối hợp thực hiện cùng Tập đoàn Adecco và Viện Human Capital Leadership Institute của Singapore (HCLI).

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM