Air France: Nhân viên biểu tình xé áo lãnh đạo

06/10/2015 14:47 PM | Nghề nghiệp

Giám đốc điều hành hãng hàng không quốc gia Pháp Air France đã phải tháo chạy khỏi cuộc biểu tình tại sân bay Charles de Gaulle với bộ dạng áo quần tả tơi. Được biết, nguồn cơn của sự phẫn nộ này là do Air France đang lên kế hoạch cắt giảm gần 3000 nhân lực.

Giám đốc nhân sự Xavier Brosesta và Pierre Plissonnier, người đứng đầu các tuyến bay đường dài đã phải trốn thoát qua hàng rào với sự trợ giúp của nhân viên an ninh. Áo sơ mi của Brosesta và bộ complet của Plissonnier đều trong tình trạng bị xé rách.

Bạo lực bắt đầu nổ ra vào hôm thứ Hai khi Air France tuyên bố sẽ sa thải 300 phi công, 900 tiếp viên hàng không và khoảng 1.700 nhân viên mặt đất do không đáp ứng đủ năng lực để làm việc trong các phi hành đoàn.

Cuộc biểu tình này báo động cho tình trạng bất ổn trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên khi gần đây các nhà quản lý của Michelin & Cie hay Sony Corp còn bị bắt làm con tin cũng vì vấn đề sa thải. Vào thời điểm đó, các nông dân vô cùng tức giận đã chặn các ngả đường của thành phố với máy kéo và phân bón. Hơn 100 chiếc xe taxi của Uber Techonologies Inc. bị vỡ nát do các lái xe điên cuồng khác.

“Chướng tai gai mắt”

“Những cuộc tấn công này được lên kế hoạch bởi những cá nhân riêng biệt muốn thực hiện hành vi bạo lực, chứ cuộc biểu tình nhân công thực chất diễn ra rất yên bình.” – Air France phủ nhận sự thịnh nộ công nhân viên bị hãng này sa thải trong một thông báo được gửi qua e-mail, đồng thời đã nộp một đơn khởi kiện những hành động hỗn loạn này.

Thủ tướng Pháp, ông Manuel Valls cho biết ông cảm thấy “chướng tai gai mắt” về mức độ bạo lực ngày càng gia tăng và nhấn mạnh thêm “không có lý do gì có thể biện minh cho sự bùng nổ này”.

Giám đốc nhân sự Brosesta phát biểu trên sóng radio Europe 1 rằng “cá nhân cảm thấy sốc và thất vọng” nhưng lại tránh đổ lỗi cho các nhân viên. Ông cũng hé lộ khả năng kế hoạch sa thải sẽ được đàm phán lại.


Giám đốc nhân sự trèo hàng rào trốn thoát

Giám đốc nhân sự trèo hàng rào trốn thoát

Người đứng đầu Air France là Frederic Gagey cũng tuyên bố trên đài radio RTL về những thiệt hại xảy ra trong vụ bạo lực vừa qua với 7 người bị thương, trong đó có một nhân viên bảo vệ đã bị chấn thương ở đầu.

Tuy các cuộc họp của hãng hàng không này đã bị hoãn lại, nhưng các lãnh đạo của Air France cho hay sẽ không vì thế mà nhượng bộ và đi chệch hướng so với kế hoạch sa thải. Đây là động thái cắt giảm nhân lực đầu tiên của Air France kể từ giai đoạn 1990.

Trong kế hoạch tiết kiệm được công bố vào hôm nay, số lượng máy bay phản lực sẽ được cắt giảm 14 chiếc, còn 93 chiếc mang nhãn hiệu Boeing Co. Những chiếc 787s và Airbus Group SE A340s bị loại bỏ. Air France – KML Group cũng chỉ cho phép các công ty thành viên của mình được đàm phán về vấn đề nhân lực lao động trong phạm vi cho phép và phải áp dụng những phương thức tiết kiệm tốt nhất.

Air France vào tuần trước cho hay họ có kế hoạch cắt giảm nhân sự, phi cơ và các tuyến bay không mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên vì không hề tham khảo ý kiến cũng như bàn bạc với các phi công. Những phi công này từng bị bắt làm thêm giờ với mức lương không thay đổi vào năm 2011 nhằm bù đắp cho khoản lỗ thường niên.

Các bộ trưởng của Pháp cũng đang kêu gọi các bên đàm phán để giảm thiểu tối đa lượng nhân viên bị sa thải.

Việc thay đổi này sẽ dẫn đến việc thu hẹp quy mô và các tuyến bay của Air France. Cụ thể, hãng này sẽ chấm dứt 5 tuyến đường, động thái này sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất tại thị trường châu Á, nơi có sự canh trạnh mạnh nhất.

Theo yêu cầu của các nhà chức trách Pháp, việc cắt giảm nhân lực sẽ không được thực thi ít nhất cho đến tới giữa tháng 12. Các bên sẽ có hơn 2 tháng để có thể đàm phán, thống nhất và tìm ra các giải pháp khác.


Những người nhân viên trong cuộc biểu tình

Những người nhân viên trong cuộc biểu tình

CEO Alexandre de Juniac từng bị buộc phải xuống nước trước các phi công của hãng vào năm ngoái về kế hoạch thành lập hãng bay giá rẻ ngoài địa nước Pháp. Sự vụ này đã khiến Air France mất 550 triệu euro (khoảng 564 triệu USD) và chính phủ phải can thiệp để giải quyết.

Air France gần đây không sa thải nhân viên hoàn toàn mà dựa trên các tiêu chí nghỉ hưu sớm để cắt giảm từ từ 9.000 nhân viên trong vòng 3 năm. Lần cuối hãng hàng không của Pháp tìm cách sa thải nhân viên là vào năm 1993 với sự điều hành của CEO Bernard Attali.

Thư Anh

Cùng chuyên mục
XEM