Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình?

16/06/2019 20:15 PM | Sống

Đến tận giờ, bí ẩn xung quanh lăng mộ “vô danh” không khắc bất cứ ký tự nào của Võ Tắc Thiên vẫn khiến mọi người tranh cãi. Vậy đâu mới là lí do thực sự cho điều này?

Võ Tắc Thiên và ngôi mộ không khắc tên gây nhiều tranh cãi

Võ Tắc Thiên là Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Từ một tài nhân trong cung, bà trở thành phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị và dần dần lên đến ngôi vị Hoàng đế.

Sau khi lên ngôi, mặc dù đã làm nhiều chuyện độc ác nhưng bà vẫn được coi là một vị hoàng đế dốc sức vì nước.

Lăng mộ chôn chung của Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên rộng 80 ha được đặt trên núi Lương Sơn, phía Tây Bắc thành phố Tây An.

Phía trước lăng mộ, người xưa dựng hai tấm bia đá cao khoảng 6,3 mét. Tấm bia chếch về hướng tây là "thuật thánh bi" ca tụng Đường Cao Tông văn trị võ công.

Đích thân "cố Hoàng hậu" Võ Tắc Thiên đã soạn ra văn bia để Đường Trung Tông viết lại.

 Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình? - Ảnh 1.

Từ một tài nhân trong cung, Võ Tắc Thiên trở thành phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị và dần dần lên đến ngôi vị Hoàng đế.

Phía đầu tấm đá đó chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau. Hai bên thân bia khắc hai con đường, trên con đường đó khắc một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm.

Thuật điêu khắc tinh vi như vậy quả là thật hiếm có trong lịch sử.

Tất nhiên, việc khiến người đời tranh cãi không phải nét tinh xảo của các đường nét bia mộ của một trong những vị vua đem đến nhiều sự hưng thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Điều đáng nói ở đây là Võ Tắc Thiên đã yêu cầu dùng thụy hiệu "Hoàng hậu đời Đường" và không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ.

 Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình? - Ảnh 2.

Võ Tắc Thiên đã yêu cầu dùng thụy hiệu "Hoàng hậu đời Đường" và không ghi bất cứ chữ gì trên bia mộ.


Công lao rất nhiều, không thể ghi trọn trong một chiếc bia

Theo nhà sử học Phạm Văn Lan, Tiến Bá Tán, quyết định không ghi tên trên bia mộ chỉ đơn giản là một hành động răn đe tích cực cho con cháu mai này của Võ Tắc Thiên. Bản thân bà tự cho mình là người quyền cao đức trọng.

Công lao của bà không thể nào ghi hết trên một tấm bia. Mặc dù thân nữ nhi, nhưng Võ Đế vẫn khẳng định vua Cao Tông là kẻ tầm thường, còn bà tài năng tuyệt đối hơn hẳn.

Hơn nữa, trong thời gian bà chấp chính, xã hội an bình, nhân dân an cư lạc nghiệp, hẳn đã là một chính tích to lớn khiến bất cứ ai cũng phải công nhận.

 Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình? - Ảnh 3.

Công lao của bà không thể nào ghi hết trên một tấm bia.


Quả thực, trong thời gian cai trị, bà đã giúp đỡ kẻ yếu, chống lại cường hào, phát triển khoa cử, khuyến khích trồng dâu nuôi tằm và đạt được thành tựu to lớn.

Trong cuốn "Giản biên lịch sử Trung Quốc", Phạm Văn Lan từng viết: "Võ Tắc Thiên là một chính trị gia vừa mạnh mẽ, vừa tháo vát".

Sau năm 660, Võ Tắc Thiên tham gia công việc triều chính, mặc dù Đường Cao Tông là một hoàng đế bù nhìn nhưng dưới sự cai trị của bà, các thế lực quan lại mục nát không hoành hành và cũng không gây ra loạn lạc vì tranh giành ngôi vị, đất nước thống nhất, thịnh vượng".

Tuy nhiên, lúc bấy giờ, rất nhiều người coi Võ đế là kẻ đi ngược lại giang sơn xã tắc nhà Đường, rằng bà là kẻ phản nghịch cướp ngôi vua.

Đối với công lao của bà, họ coi như không có. Chính vì thế, Võ Tắc Thiên lập tấm bia trống là hàm ý những công lao to lớn của bà sẽ khiến người đời sau tự kể ra và ghi chép lại.

Mắc tội lớn nên sợ hậu thế cười chê

Một số ý kiến khác lại cho rằng, Võ Tắc Thiên biết mình có tội lớn, thay vì để hậu thế cười chê, chi bằng không chạm chữ nào lên bia.

Theo đó, sau khi Võ Tắc Thiên lập ra triều đại nhà Chu, trong lòng cảm thấy hổ thẹn bất an, bà mặc định rằng sau khi mình chết đi, giang sơn xã tắc sẽ trả về cho dân nhà Đường. Tốt hơn hết là không xưng danh lên bia mộ.

Nắm quyền trong tay, Võ Tắc Thiên quay lại trừng phạt những người từng phản đối bà. Có đại thần phải chọn lấy cái chết, có người may mắn hơn chỉ bị giáng chức, cách chức.

Theo Sách Tư trị thông giám, Đường Cao Tông mắc bệnh nặng nên đã giao hết việc triều chính cho Võ Tắc Thiên quản lý.

Cao Tông vốn không có chính kiến, về sau nghe lời các triều thần tố Võ Tắc Thiên lạm quyền để định phế Hoàng hậu. Nhưng vụ việc nhanh chóng đến tai Võ Tắc Thiên, khiến cho chiếu thư dù đã soạn nhưng không bao giờ được ban ra.

 Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình? - Ảnh 4.

Võ Tắc Thiên biết mình có tội lớn, thay vì để hậu thế cười chê, chi bằng không chạm chữ nào lên bia.


Năm 683, Đường Cao Tông băng hà. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này rút cục đều không vừa lòng bà.

Võ Tắc Thiên tìm cách phế truất Trung Tông và giam lỏng Duệ Tông, để tự mình thiết triều với danh nghĩa Thái hậu.

Bên cạnh việc say mê quyền chức, những bí ẩn chưa rõ thực hư như ra tay sát hại con ruột hay thẳng tay giết hại các đại thần khiến bà không vừa ý đều khiến Võ Tắc Thiên trở thành một trong những vị nữ hoàng "tai tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa.

Mao Trạch Đông đã từng nhận xét: "Võ Tắc Thiên không phải là người đơn giản. Bà ấy có tầm hiểu biết rộng và rất biết cách dùng người. Nhưng Võ Tắc Thiên cũng đã giết rất nhiều người."

Võ Tắc Thiên muốn để hậu thế bình xét cả cuộc đời của bà

Có phần tương phản hoàn toàn với các quan điểm khác về việc bia mộ không khắc chữ, một ý kiến cho rằng, Võ Tắc Thiên muốn thế hệ mai sau toàn quyền bình xét công trạng và phẩm chất của chính mình.

 Vì sao tấm bia trên mộ Võ Tắc Thiên lại không khắc chữ: Phải chăng bà muốn để người đời sau tự phán xét công, tội của mình? - Ảnh 5.

Bà muốn người đời công bằng bình xét tài năng văn trị võ công của bà. Ngoài ra, bà còn muốn khẳng định kết luận của người con trai thứ ba Lý Hiển về bà là không khách quan, không công bằng.

Theo quan điểm này, Võ Tắc Thiên rất tự hào về bản thân mình. Không chỉ là một người thuộc hàng nữ lưu sẵn sàng tranh giành chính trị, Võ Tắc Thiên còn rất xuất sắc khi đạt tới đỉnh cao của quyền lực của xã hội phong kiến Trung Hoa.

Bà muốn người đời công bằng bình xét tài năng văn trị võ công của bà. Ngoài ra, bà còn muốn khẳng định kết luận của người con trai thứ ba Lý Hiển về bà là không khách quan, không công bằng.

Vì vậy, Võ Tắc Thiên muốn giao hết công tội cả đời mình cho người đời sau phán xét. Quan điểm thứ ba này so với các quan điểm khác đều rất có lý, khiến cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có gì chứng tỏ được đâu mới là chủ ý ban đầu của Võ Tắc Thiên.

Theo Bơ Spiderum

Cùng chuyên mục
XEM