Vì sao những sinh viên giỏi nhất thường không có hứng thú gì với trường học?

15/06/2017 15:05 PM | Kinh doanh

Nhiều người tin rằng để thành công phải có đam mê, cần mẫn học hành, chăm chỉ tới trường... Tuy nhiên, trên thực tế, những sinh viên giỏi thường không hứng thú với chuyện trường lớp.

Có rất nhiều ví dụ thực tế chứng minh rằng đam mê dường như không phải một yếu tố cần thiết làm nên thành công, điển hình là đối với việc học ở trường. Bạn có thể nghĩ rằng chắc hẳn những sinh viên giỏi thường học ngày học đêm, chăm chú nghe giảng trên lớp và ít tham gia tiệc tùng.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng không có mối liên hệ nào giữa trình độ sinh viên với thái độ và tần suất đi học. Một sinh viên không nhất thiết phải “yêu trường yêu lớp” để học giỏi.

Kết quả nghiên cứu này bắt nguồn từ việc phân tích cơ sở dữ liệu quốc tế quy mô lớn, được gọi là Chương trình Đánh giá Sinh viên Quốc tế (PISA). Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thường xuyên cập nhật bản dữ liệu ba năm một lần. Đó là một kho báu vô giá củng cố cho nghiên cứu về quan điểm của sinh viên đối với giáo dục nhà trường.

Đánh giá gần đây nhất của PISA năm 2015 dựa trên 72 quốc gia và nền kinh tế. Đánh giá này gồm các bài kiểm tra về đọc hiểu, toán học, khoa học, cùng với đó là khảo sát về thái độ, niềm tin, thói quen học tập, được thực hiện trên các mẫu đại diện toàn quốc của người trên 15 tuổi thế giới.

Trong khảo sát trước đây, có 4 lựa chọn trắc nghiệm đơn giản được sử dụng để đánh giá thái độ của sinh viên, sinh viên với trường lớp:

● Giáo dục nhà trường không giúp ích nhiều cho việc chuẩn bị hành trang sau khi ra trường.

● Đi học là lãng phí thời gian.

● Giáo dục nhà trường đã giúp tôi tự tin hơn để đưa ta những quyết định.

● Giáo dục nhà trường đã dạy tôi những điều hữu ích cho công việc của tôi sau này.

Kết quả của khảo sát cho thấy giữa thành tích học tập của sinh viên và thái độ của họ với giáo dục nhà trường gần như không có mối tương quan nào. Điều này không lạ. Tương tự, kết quả trong những khảo sát PISA năm 2003, 2009, 2012 cũng không khác gì mấy. Hơn nữa, điều kiện về kinh tế, xã hội, giới tính hay nhóm quốc gia (phát triển và đang phát triển) đều không ảnh hưởng tới kết quả khảo sát này.

Chỉ có khoảng 2%, sinh viên đánh giá cao giáo dục nhà trường, theo kết quả tính toán của PISA tại 62 quốc gia. Điều này nghĩa là ở hầu hết các quốc gia, sinh viên có trình độ học vấn cao thường không đánh giá cao vai trò của trường học. Đơn giản vì học tập tại trường lớp chẳng ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ.

Điều này cũng đặt ra một câu hỏi thú vị về động cơ học tập. Nếu thành tích và thái độ học tập không có mối quan hệ nào, thì điều gì thúc đẩy những sinh viên giỏi đạt được thành tích cao trong học tập? Chắc chắn không phải vì thích đến trường.

Câu trả lời ở bên trong mỗi người.

Các nghiên cứu PISA khác cho thấy điểm khác biệt mấu chốt giữa những sinh viên giỏi và những sinh viên kém hơn nằm ở sự tự tin và sự thấu hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Những chỉ số tâm lý cá nhân như tự tin, lo lắng, hứng thú học tập, có thể giải thích từ 15-20% sự thay đổi trong thành tích học. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy, sự tự tin về khả năng giải quyết vấn đề của sinh viên quan trọng hơn rất nhiều so với khả năng nhận thức trong trường học.

Tuy nhiên, thái độ của sinh viên đối với giáo dục nhà trường cũng là một vấn đề cần đề cập. Nếu họ không nhận thấy lợi ích của việc học, nếu họ nghĩ rằng trường lớp chẳng đem lại điều họ mong đợi, và nếu họ nghĩ những kỹ năng họ có được phần lớn là từ giáo dục bên ngoài, tất cả sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của sinh viên về những cơ quan chính thống nơi họ làm việc sau này.

Ứng xử ra sao với điều này?

Những bậc cha mẹ chịu trách nhiệm quyết định về việc học tập của con cái họ cần hiểu rõ về những tác động lâu dài của trường học đối với niềm tin và thái độ của bọn trẻ. Đồng thời, Các hoạt động nhóm cũng cần tập trung hơn vào những trải nghiệm, hoạt động thực tế sau khi tốt nghiệp để sinh viên nhận thức được mối liên hệ giữa hiện tại và tương lai.

Không nhất thiết phải học hành cần mẫn, chăm chú nghe giảng mới có thể học giỏi, bạn có thể học từ chính trải nghiệm cuộc sống bên ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành ý thức kỷ luật của mỗi người. Bí quyết để tiến bộ nằm ở chính sự tự tin vào bản thân bạn.

Nostalgia Spiderum

Cùng chuyên mục
XEM