Vì sao không mắc chứng sợ không gian hẹp nhưng bạn vẫn căng thẳng khi đi thang máy?

29/08/2018 19:01 PM | Xã hội

Đó nỗi sợ mất quyền kiểm soát ở cả không gian cá nhân và sự tự do di chuyển.

Tại sao đi thang máy gặp người lạ lại khiến ta khó xử đến vậy?

Sự căng thẳng bắt đầu ngay khi bạn thấy có thêm người trong thang máy, dù đó là thang máy trong tòa nhà văn phòng, cửa hàng tiện lợi, khách sạn hay chung cư.

Bạn liếc sang để đánh giá người bên cạnh và nhận ra rằng cuộc trò chuyện của mình với một đồng nghiệp bỗng nhiên bị ngắt quãng, như thể bạn đang đi vào một chốn thờ tự vậy.

Một sự im lặng tưởng như không bao giờ chấm dứt bắt đầu hình thành trong không gian nhỏ hẹp của buồng thang máy.

Trong một khoảng thời gian ngắn, bạn tự nguyện giam mình vào một không gian gò bó và phải đứng gần những người mà thậm chí mình chưa gặp mặt một lần. Điều đó khiến ta vừa cảm thấy gần gũi nhưng lại cực kỳ xa cách. Rõ ràng không có một trải nghiệm nào đặc biệt như thế.

Khi đứng trong thang máy chờ đến tầng mình cần, bạn gần như không có đủ thời gian để làm gì, kể cả viết tin nhắn hay lướt Facebook. Vì thế bạn chỉ đứng đó, chấp nhận hoàn cảnh vì không có cách nào để thoát ra, và những đoạn độc thoại trong nội tâm bắt đầu xuất hiện.

Vì sao không mắc chứng sợ không gian hẹp nhưng bạn vẫn căng thẳng khi đi thang máy? - Ảnh 1.

Bạn có thể ho nhẹ, gãi đầu, kéo thẳng áo khoác hoặc chỉnh lại đồng hồ. Bạn không thể nhìn vào mắt người khác, vì thế bạn nhìn xuống chân mình, giả đò như mọi chuyện thú vị xung quanh không hề tồn tại. Sự im lặng buộc bạn phải lắng nghe tiếng thở của chính mình.

Những ai can đảm lên tiếng pha trò sẽ phải trả giá, vì sau vài tiếng cười tán dương họ sẽ trở thành tâm điểm của sự dò xét câm lặng đầy căng thẳng và sự đánh giá ẩn chứa trên trong mỗi con người đứng bên cạnh. Điều tương tự cũng xảy ra với bất kỳ ai tiếp tục cuộc hội thoại khi mọi người xung quanh đã chấp nhận ký vào khế ước xã hội của sự im lặng.

Khi thang máy di chuyển, tâm trí của bạn cũng thơ thẩn lang thang. "Nếu mình bị kẹt ở đây như trong phim thì sao? Nếu thang máy dừng lại bất ngờ và đèn phụt tắt thì sao? Tại sao mình không đi thang bộ cơ chứ? Nếu không ai đến cứu mình thì sao…?"

Sau đó, thang dừng lại và ping một cái, bạn được tự do.

Nhìn chung, thang máy cũng giống một loại phương tiện giao thông công cộng, nhưng có một điểm khác biệt cơ bản: không có người lái.

"Bạn ở trong một cỗ máy di chuyển mà bạn không có quyền kiểm soát". Tiến sĩ Lee Gray đến từ Đại học Bắc Caroline, được biết đến vì công trình nghiên cứu tâm lý liên quan đến thang máy của mình, giải thích. "Bạn không nhìn thấy động cơ thang máy, không biết nó đang chạy như thế nào".

Vì sao không mắc chứng sợ không gian hẹp nhưng bạn vẫn căng thẳng khi đi thang máy? - Ảnh 2.

Nhìn bề ngoài, sự khó xử mà chúng ta cảm thấy khi bước vào thang máy cũng tựa như cảm giác bị phơi bày và đứng trước bao ánh đèn rọi vào, thêm vào đó là ánh mắt của những người xung quanh.

Ở mức độ sâu hơn, đó là nỗi sợ mất quyền kiểm soát ở cả không gian cá nhân và sự tự do di chuyển.

Sự khó chịu mà não bộ phát ra đang cảnh báo bạn vì đã bước vào một trạng thái vô vọng và bị tước hết quyền lực. Bạn bị cầm tù, treo lơ lửng trong không gian cho đến khi chính bộ máy này quyết định số phận của bạn: bị kẹt lại hay được tự do bước ra. Và đây chính là cội rễ làm nảy sinh chứng sợ bị nhốt kín (claustrophobia), nỗi sợ nằm ở sự bất lực không thể thoát ra ngoài.

Tuy nhiên tiến sĩ Lee khẳng định những lo lắng đó của chúng ta là hoàn toàn vô lý. "Trên thực tế, thang máy là một trong những hình thức vận tải an toàn nhất, nếu bạn nhìn vào con số thống kê hàng tỷ dặm mà thang máy đi được mỗi năm và số lượng cực kỳ ít các vụ tai nạn xảy ra với nó".

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM