Vì sao đồng hồ Richard Mille có mức giá siêu đắt đỏ, mỗi chiếc có thể đổi được "cả rổ Rolex"?

02/10/2017 10:13 AM | Sống

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Mỹ, Thomas Perkins – nhà vô địch giải đua thuyền Perini Navi Cup do thương hiệu Richard Mille tài trợ, đồng thời cũng là chủ sở hữu của chiếc du thuyền Perini Navi mang tên Maltese Falcon đã trả lời rằng anh ta có thể mua một chiếc đồng hồ Richard Mille với giá của một khay đầy đồng hồ Rolex. Vì sao đồng hồ Richard Mille lại đắt đỏ tới như vậy?

Trong thế giới đồng hồ cao cấp, Richard Mille là một thương hiệu có đẳng cấp đặc biệt. Ngay cả các tỉ phú, các ông lớn của tập đoàn toàn cầu cũng chưa chắc đã đủ duyên để sở hữu.

Không lâu sau, chính ông chủ Richard Mille của hãng đồng hồ danh tiếng đã tham gia một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Mỹ CNBC. Khi được hỏi, liệu ông có thể bán hết chỗ đồng hồ làm bằng đá sapphire trị giá 2 triệu đô không, ông đã không ngần ngại khẳng định, “Tôi đã bán hết rồi!”. Và câu trả lời của ông cho mức giá đắt đỏ đó, chính là ở mặt kỹ thuật.

Đầu tiên, chính là bộ vỏ tuyệt xảo

Những chiếc đồng hồ mang logo Richard Mille có hình dáng tonneau-shaped đặc trưng do chính hãng này thiết kế ra. Thời kỳ đầu, khi chỉ có 3 loại chất liệu để làm vỏ là vàng trắng, vàng đỏ và titan thì giá của các loại đồng hồ của hãng so với các thương hiệu khác cũng không thực sự khác biệt.

Với ý nghĩa tôn vinh quê hương của siêu sao sân đất nện Rafael Nadal, mẫu RM 27-03 có thiết kế tượng trựng cho một chiếc sừng bò (~934.202 USD)
Với ý nghĩa tôn vinh quê hương của siêu sao sân đất nện Rafael Nadal, mẫu RM 27-03 có thiết kế tượng trựng cho một chiếc sừng bò (~934.202 USD)

Chỉ đến khi kết cấu bộ vỏ theo kiểu sandwich của Richard Mille xuất hiện thì nó trở thành một trong những kết cấu tốn kém và khó chế tác nhất trong ngành công nghiệp đồng hồ. Từng phần một, từ trên xuống dưới: mặt đồng hồ, thân đồng hồ và mặt sau đều có thiết kế cong và không bao giờ phẳng tuyệt đối. Phải biết rằng, chế tác trên bề mặt phẳng dễ hơn rất nhiều so với bề mặt cong. Không những thế, cả 3 phần cấu trúc đều khớp với nhau tới 1/100 của 1 milimet để đảm bảo một kết cấu kín tuyệt đối, ngăn bụi hay thậm chí cả không khí lọt vào làm oxy hóa các bộ phận.

Thứ hai là từ vật liệu cấu thành nên chiếc đồng hồ

Các vật liệu cấu thành nên bộ vỏ và khung đỡ của đồng hồ Richard Mille thường là vật liệu được sử dụng trong lĩnh vực như đua xe công thức 1, lắp ráp tàu vũ trụ hay đua thuyền. Ngay cả trong ngành kỹ thuật cơ khí nói chung, công năng của những chất liệu này vẫn còn là một ẩn số chứ không nói đến ngành chế tác đồng hồ vốn chưa có tiền lệ sử dụng vật liệu công nghệ cao đến vậy. Rõ ràng Mille đã phải mất đến hàng năm trời, tốn kém hàng trăm triệu Swiss franc để có thể tìm hiểu về những loại vật liệu này và tìm cách đưa chúng vào công cuộc chế tác chiếc đồng hồ của chính mình.

Mẫu đồng hồ siêu phẳng RM 67-02 được tùy chỉnh cho vận động viên và, với dây đeo chỉ nặng 62 gram (~155.254 USD)
Mẫu đồng hồ siêu phẳng RM 67-02 được tùy chỉnh cho vận động viên và, với dây đeo chỉ nặng 62 gram (~155.254 USD)

Từ tinh thể nano cacbon, gốm sứ cứng, carbon NTPT® (ban đầu được phát triển cho buồm đua thuyền), silicon nitride, vàng được pha với cacbon và thạch anh, perfluoroelastomer và tất cả các loại giả kim khác đều được ông thử nghiệm để tạo ra chiếc đồng hồ độc đáo và ấn tượng nhất.

Mẫu RM 07-02 Pink Lady có một bộ chuyển động phức tạp nằm gọn trong bộ vỏ sapphire hồng nguyên khối
Mẫu RM 07-02 Pink Lady có một bộ chuyển động phức tạp nằm gọn trong bộ vỏ sapphire hồng nguyên khối

Ví dụ như với mẫu RM056 và RM07-02 Lady Pink phía trên, Mille đã tìm ra cách mài sapphire - loại đá quý cứng thứ 2 (chỉ sau kim cương) sao cho đáp ứng được yêu cầu của một bộ vỏ tonneau-shaped. Mài các bề mặt phẳng thì dễ nhưng với các bề mặt cong phức tạp, lại làm từ chất liệu cứng như sapphire thì là một chuyện hoàn toàn khác. Phương pháp này yêu cầu bề mặt đá phải được mài bằng sóng siêu âm trong khi đang nhúng vào một chiếc hộp chứa một loại bùn đặc biệt đầy các hạt kim cương li ti, nơi hiệu quả của việc mài bóng này là không thể đo lường được. Tỷ lệ thành công của phương pháp này cực kỳ thấp, đặc biệt là khi cả 3 phần của vỏ đồng hồ phải vừa khít với nhau tới 1/100 của 1 milimet.

Thứ ba là do bộ chuyển động đỉnh cao

Vỏ ngoài đặc biệt nhưng bên trong của những chiếc đồng hồ Richard Mille cũng không hề đơn giản. Vật liệu làm nên các bộ phận bên trong không phải là vật liệu quen thuộc mà đều do đội ngũ kỹ thuật và chế tác đồng hồ của Richard Mille dày công nghiên cứu hàng năm trời, thường là từ titanium kết hợp với một loại vật liệu khác.

RM018 Boucheron của Richard Mille có bộ bánh răng được tạo ra từ đá quý.
RM018 Boucheron của Richard Mille có bộ bánh răng được tạo ra từ đá quý.

Điển hình như ở mẫu đồng hồ RM018 Hommage àBoucheron, bộ bánh răng chuyền động được tạo nên bởi những bánh xe làm bằng một loại đá quý được mài bằng cách đặt vào trong chì nóng chảy cho đến khi được định hình lúc chì nguội.

Bằng việc kết hợp chất liệu titanium với Carbon TPT™ và Graph TPT™, Richard Mille tạo ra chất liệu mới nhẹ gấp 6 lần thép và cứng hơn 200 lần – vật liệu làm nên chiếc RM 50-03 McLaren F1 chronograph (~1.3 triệu USD)

Với tất cả những yếu tố trên, có thể thấy chế tạo một chiếc đồng hồ Richard Mille không khác gì một chiếc xe đua công thức 1, từ việc sử dụng chất liệu, vật liệu tiên tiến, gia công bằng tay đến việc áp dụng các kỹ thuật chế tạo phức tạp, số lượng có hạn… Cái giá bỏ ra cho những điều này chắc chắn phải ở top đắt đỏ nhất mới thỏa đáng!

Theo Thu Hoài

Cùng chuyên mục
XEM