VEPR dự đoán 'bóng ma' lạm phát sẽ trở lại vào cuối năm

11/10/2017 17:05 PM | Kinh tế vĩ mô

Dù từng thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng điều hành tín dụng của Chính phủ hồi giữa năm, nhưng hiện Viên Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã phải đưa ra những nhận định nghi ngại rằng 'bóng ma lạm phát' hoàn toàn có thể trở lại với kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, tại buổi công bố báo cáo kinh tế vĩ mô quý III, VEPR đã chỉ ra một số thống kê rất đáng chú ý về tình hình lạm phát của Việt Nam. Đó là việc sau khi giảm mạnh từ đầu năm, lạm phát toàn phần của nền kinh tế bắt đầu gia tăng trở lại trong tháng 8 và tháng 9 với sự phục hồi của giá nhóm hàng thực phẩm.

Cụ thể, tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng từ mức 2,52% trong tháng 7 lên mức 3,35% và 3,40% so với cùng kỳ trong hai tháng tiếp theo. Ở các chỉ số thành phần, có thể kể đến việc tổng cộng đã có 20 tỉnh thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm, đưa mức giá của nhóm hàng này trong tháng 9 tăng 29,01% so với tháng 12/2016 và 58,08% so với cùng kỳ năm trước.

VEPR dự đoán bóng ma lạm phát sẽ trở lại vào cuối năm - Ảnh 1.

Về giá dịch vụ giáo dục, lần lượt đã có 5 tỉnh và 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện lộ trình tăng học phí trong tháng 8 và tháng 9, khiến chỉ số giá của nhóm dịch vụ này tính đến hết tháng Chín tăng 7,92% so với tháng 12 năm ngoái và tăng trưởng 8,65%. Đồng thời, chỉ số giá nhóm hàng giao thông cũng liên tục tăng sau các đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong quý, với tăng trưởng trong hai tháng 8 và 9 là 5,7% và 6,7%.

Từ tất cả các yếu tố trên, sức ép gia tăng đối với lạm phát đã trở lại. Bên cạnh đó, VEPR cũng cho rằng việc Thủ tướng đã ký quyết định số 24/2017/QĐ-TTg cho phép EVN được tự quyền quyết định mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trong khoảng từ 3-5% (dựa trên biến động khách quan của giá các đầu vào) cũng có thể tạo ra sức ép đối với lạm phát trong thời gian tới.

Một chỉ số nữa cũng củng cố cho quan điểm rằng lạm phát đang dần quay lại chính là tăng trưởng tín dụng. Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành đề cập đến một con số làm các vị chuyên gia đều bảy tỏ sụ lo ngại sâu sắc là mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu rất cao 21% nhằm giúp mục tiêu 6,7% về đích một cách thành công.

Thế nhưng thức tế chỉ ra rằng cho đến quý III, con số này mới chỉ đạt được non nửa mục tiêu (hơn 10%). Như vậy, tín dụng sẽ cần tăng trưởng tới thêm 10% nữa trong quý IV, theo như yêu cầu của Chính phủ.

VEPR dự đoán bóng ma lạm phát sẽ trở lại vào cuối năm - Ảnh 2.

10% này tương đương với một lượng tiền khổng lồ trị giá 200.000 nghìn tỷ đẩy vào nền kinh tế, có thể gây ra nhưng mối đe dọa với không chỉ lạm phát mà là với cả nợ xấu. Viễn cảnh VEPR dự đoán rằng cho đến cuối năm, lạm phát trong nền kinh tế sẽ vượt mục tiêu 4% đề ra từ đầu năm.

Ở một khía cạnh khác, lạm phát cơ bản vẫn giảm nhẹ so với Quý II và chỉ đạt mức 1,32 vào cuối quý này, nới rộng khoảng cách với lạm phát toàn phần, cho thấy sự gia tăng chủ yếu đến từ nhóm các mặt hàng do Nhà nước quản lý.

Mặt khác, diễn biến của lạm phát cơ bản cũng phản ánh chính sách điều tiết cung tiền thận trọng của Ngân hàng Nhà nước. Trong 9 tháng đàu năm, tổng phương tiện thanh toán ước tính tăng 9,59% so với cuối năm 2016, thấp hơn so với cùng kỳ năm trướ c (11,76%).


Vũ Hán

Cùng chuyên mục
XEM