Vận tải hành khách đạt 228 triệu, tăng 75% so với cùng kỳ

02/09/2023 15:35 PM | Kinh doanh

Nhờ các giải pháp điều chỉnh, tổ chức hoạt động lượt tuyến hợp lý, ứng dụng công nghệ hỗ trợ hành khách kết nối, trong các tháng đầu năm, lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) Thủ đô đã vận chuyển được 228 triệu lượt, tăng 75% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hành khách đạt 228 triệu, tăng 75% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Vận tải hành khách đạt 228 triệu, tăng 75% so với cùng kỳ. Ảnh: Như Ý

Khách kết nối với buýt bằng ứng dụng công nghệ

Để từ ký túc xá Mễ Trì (đường Lương Thế Vinh, Hà Nội) đi đến trường ĐHKHXH&NV hoặc các trường đại học khác, lâu nay nhiều sinh viên ở nội trú tại đây phải xem bản đồ giấy hoặc đi ra các điểm dừng đỗ xe buýt để đọc thông tin, tìm lộ trình rồi đứng đợi tuyến buýt phù hợp để bắt xe, tuy nhiên từ ngày 22/4 vừa qua, việc này trở nên đơn giản, thuận tiện khi Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC), triển khai ứng dụng (app) “BusMap Hà Nội”. Qua ứng dụng này, từ điện thoại hoặc các thiết bị cầm tay có truy cập mạng, sinh viên và hành khách dễ dàng tìm được lộ trình di chuyển bằng xe buýt phù hợp, đồng thời gợi ý và kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng khác như đường sắt đô thị để hành khách di chuyển hợp lý, kết nối nhanh nhất. Việc này còn giúp sinh viên và hành khách chủ động được việc kết nối, lên xuống xe buýt, giảm thời gian phải đứng chờ đợi tại xe các điểm dừng, đỗ.

Đánh giá về ứng dụng “BusMap Hà Nội”, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Điểm mới và nổi trội của ứng dụng là toàn bộ quá trình tìm kiếm xe, tuyến buýt đều được hệ thống phần mềm khái quát, mô phỏng hóa bằng hành trình, thời gian buýt đến các điểm dừng, thông tin hiển thị cho hành khách nắm bắt bằng chữ in hoặc giọng nói...”.

Thông tin về hoạt động vận chuyển khách của hệ thống VTHKCC Hà Nội (gồm xe buýt, đường sắt đô thị) trong các tháng đầu năm, lãnh đạo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội (HPTC) cho biết, chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm hệ thống VTHKCC Thủ đô đã vận chuyển được 228,9 triệu lượt người, tăng 75,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, xe buýt đã vận chuyển ước đạt 223,8 triệu (trong đó buýt trợ giá ước đạt 219,7 triệu lượt khách); đường sắt đô thị (tuyến Cát Linh - Hà Đông) vận chuyển ước đạt 5 triệu lượt khách…

Với công tác quản lý và phát triển mạng lưới tuyến, trong 6 tháng đầu năm, HPTC tổ chức điều chỉnh lộ trình, dịch vụ đối 71 tuyến, trong đó, điều chỉnh theo tổ chức giao thông chung của thành phố đối với 51 tuyến buýt. Điều chỉnh hợp lý hóa lộ trình đối với 23 tuyến buýt; điều chỉnh lộ trình mở rộng vùng phục vụ đối với 8 tuyến buýt; báo cáo thành phố có văn bản chấp thuận, trình Sở GTVT phương án đặt hàng năm 2023 đối với 09 tuyến xe buýt điện trong thời gian chờ xây dựng định mức hoạt động cho xe buýt điện.

9 nhiệm vụ trọng tâm phát triển VTHKCC

Cùng với điều chỉnh, tổ chức hợp lý lượt tuyến, trong các tháng đầu năm, HPTC cũng chú trọng đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ, trong đó công tác kiểm tra giám sát tiếp tục được tăng cường (bao gồm cả giám sát chất lượng dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị - tuyến 2A, Cát Linh - Hà Đông, giám sát hạ tầng). Tháng 6 đã thực hiện kiểm tra giám sát 182.579 lượt xe (trong đó 3.763 lượt kiểm tra trên tuyến và 178.816 lượt xe qua thiết bị giám sát hành trình), qua công tác kiểm tra giám sát đã lập 140 biên bản vi phạm hợp đồng. Thu từ xử phạt 38 triệu đồng. Lũy kế ước thực hiện 6 tháng đầu năm 2023 thực hiện kiểm tra giám sát 1.058.650 lượt xe (trong đó 20.300 lượt kiểm tra trên tuyến và 1.038.260 lượt xe qua thiết bị giám sát hành trình), qua công tác kiểm tra giám sát đã lập 763 biên bản vi phạm hợp đồng.

Đầu tư lắp mới 135 biển báo điểm dừng, di chuyển hợp lý hóa 42 điểm dừng, duy tu duy trì cơ sở hạ tầng 936 lượt biển báo điểm dừng và 18 pano tại các điểm đầu cuối. Di chuyển 6 nhà chờ. Tham mưu đề xuất Sở GTVT báo cáo UBND thành phố thực hiện các bước theo trình tự, quy định để triển khai dự án chuyển đổi số cho giao thông công cộng TP Hà Nội. Tổ chức triển khai các đề án, vận hành hệ thống bảng LED tuyên truyền đảm bảo trật tự ATGT và thu hút người dân sử dụng dịch vụ VTHKCC trên địa bàn thành phố.

Vận tải hành khách đạt 228 triệu, tăng 75% so với cùng kỳ - Ảnh 2.

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội, Trung tâm HPTC và các đơn vị có liên quan “ấn nút” triển khai ứng dụng “BusMap Hà Nội”

Đề cập đến các nhiệm vụ từ nay đến cuối năm, lãnh đạo HPTC cho biết, Trung tâm tập trung 9 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm: Thứ nhất, tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao chủ trì trong chương trình công tác của thành phố, của Sở GTVT. Thứ hai, hoàn thành dự thảo 2 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực VTHKCC thuộc thẩm quyền ban hành của UBND thành phố, gồm: Xây dựng Quy định nghiệm thu sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố; và Xây dựng định mức đơn giá dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trên địa bàn thành phố;

Thứ ba, báo cáo Sở GTVT 6 đề án, trong đó có các đề án như: Rà soát sửa đổi, ban hành cơ chế, chính sách tiếp tục trợ giá đối với vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội; phương án vé liên thông đa phương thức cho hệ thống VTHKCC thành phố Hà Nội; Xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thu soát vé tự động (AFC)… Thứ tư, phương án đặt hàng 9 tuyến xe buýt điện năm 2023. Thứ năm, phê duyệt dự toán giá gói thầu, kế hoạch đấu thầu 7 tuyến buýt hết hạn hợp đồng thầu đã được Sở GTVT chấp thuận phương án lựa chọn Nhà thầu cung cấp dịch vụ VTHKCC.

Thứ sáu, hoàn thành xong công tác lựa chọn nhà thầu duy tu duy trì cơ sở hạ tầng xe buýt trên địa bàn thành phố. Thứ bảy, phối hợp Văn phòng Sở tuyển dụng viên chức còn thiếu theo Đề án vị trí việc làm đã được UBND thành phố phê duyệt. Thứ tám, triển khai thực hiện các hạng mục công nghệ thông tin: Nâng cấp hệ thống giám sát hành trình (GPS) để phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố; Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu về cơ sở hạ tầng vận tải hành khách công cộng. Thứ chín, triển khai công tác thông tin tuyên truyền chương trình mục tiêu đảm bảo tiến độ yêu cầu.

Trong các tháng đầu năm, Trung tâm HPTC cũng chú trọng đến công tác quản lý chất lượng dịch vụ, trong đó công tác kiểm tra giám sát tiếp tục được tăng cường (bao gồm cả giám sát chất lượng dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị - tuyến 2A, Cát Linh - Hà Đông, giám sát hạ tầng). Tháng 6 đã thực hiện kiểm tra giám sát 182.579 lượt xe (trong đó 3.763 lượt kiểm tra trên tuyến và 178.816 lượt xe qua thiết bị giám sát hành trình), qua công tác kiểm tra giám sát đã lập 140 biên bản vi phạm hợp đồng.

Theo Anh Trọng

Cùng chuyên mục
XEM