Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan

15/07/2018 09:54 AM | Công nghệ

Liệu bạn có muốn gắn thêm một bộ xương ngoài để làm việc cả ngày hay không?

Công nghệ cho phép cong người có được sức mạnh siêu nhân hiện đang được phát triển, song nhiều người đã bắt đầu đặt ra những câu hỏi: Liệu chúng ta có nên phát triển những công nghệ như thế này không, và liệu chúng ta nên sử dụng công nghệ này trong những hoàn cảnh như thế nào.

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 1.

Một bộ xương gắn ngoài là một phần khung đeo ngoài có khả năng hỗ trợ cơ thể, nhàm giúp con người có thể vượt qua các chướng ngại của cơ thế khiếm khuyết hoặc tăng cường khả năng sinh học của con người. Bộ xương ngoài chạy được nhờ vào một hệ thống động cơ điện, và nó cho phép con người có thêm chuyển động, sức mạnh và sức chịu đựng.

Tại phòng thí nghiệm công nghệ sinh học của MIT, các nhà nghiên cứu đang phát triển những bộ xương ngoài mà có thể hoạt động hài hoà với cơ thể người.

Trở thành một nhạc công piano hoàn hảo

Nghiên cứu sinh Tyler Clites có mối quan tâm đặc biệt về lĩnh vực tăng cường khả năng của con người, vì vài năm trước, anh này đã phát hiện ra rằng mình có bệnh viêm khớp. Bệnh này đã làm giảm thiểu khả năng chơi đàn piano của anh.

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 2.

Khi nghiên cứu về cách mà công nghệ có thể giúp anh lấy lại được kỹ năng chơi đàn của mình, anh đã tự hỏi rằng liệu mình có thể đi xa hơn nữa hay không.

Anh chia sẻ: "Tại không không biến mình từ một tay chơi đàn hạng B thành một nhạc công piano hạng A++ và trở thành một người mà có thể chơi được những nốt nhạc hay tạo ra những loại âm thanh mới mà chưa có ai từng tạo ra?"

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 3.

Sử dụng những thiết kế mô phỏng thần kinh, đội của Clites đang tìm cách để mở rộng hệ thần kinh của con người ra những vật thế được chế tác bên ngoài cơ thể và ngược lại.

Tại trung tâm phòng thí nghiệm là một chiếc máy chạy bộ với nhiều thiết bị đo lường để đo lượng lực sử dụng khi con người đi bộ hoặc chạy. Gắn ở phía trên là camera chụp chuyển động để xác định cách mà con người chuyển động khớp và cơ bắp của họ.

Dự liệu thu được sẽ giúp họ thiết kế một hệ thống để giúp con người chạy hoặc đi bộ một cách hiệu quả hơn.

Với khung xương ngoài, con người có thể chạy vĩnh viễn mà không ngừng nghỉ

Những nhà nghiên cứu này còn muốn thúc đẩy ranh giới của công nghệ khung xương sinh học hiện tại.

Nhữnh sinh viên này gọi ông giáo sư Hugh Herr, người điều hành phòng thí nghiệm, là "thủ lĩnh" của họ.

Anh Clites chia sẻ: "Giáo sư Hugh đã chia sẻ với tôi một giấc mơ mà tôi cũng có, đó là đeo một bộ khung xương ngoài và chạy qua khu rừng với vận tốc 31km/h cả ngày mà không mệt mỏi."

"Đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt đẹp mà con người hiện không thể nào có được."

Tuy nhiên, các bộ khung xương ngoài cũng có thể giúp "y tá hay nhân viên chạy bàn, những người phải đứng làm việc cả ngày."

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu hi vọng rằng bộ khung xương ngoài lớn và cồng kềnh hiện tại có thể sẽ được thu hẹp lại chỉ bằng một đôi giày thể thao với những miếng bảo vệ đi kèm, hoặc thậm chí được tích hợp luôn vào các loại quần áo.

Các câu hỏi đạo đức xoay quanh công nghệ này

Giáo sư Noel Sharkey, đồng sáng lập Foundation for Responsible Robotics, hiện đang lo lắng về ý tưởng về một loại công nghệ mà cho phép con người làm việc lâu hơn.

Ông chia sẻ: "Bạn có thể gắn những khung xương ngoài khi làm việc tại công trường để giúp công nhân không bị mệt mỏi về thể chất, nhưng làm việc lâu sẽ khiến con người bị kiệt quệ về trí lực, và chúng ta lại không có công cụ để ngăn chặn điều đó."

"Chúng tôi thiết kế những hệ thống này và sau đó đã hỏi là liệu nó có bị lạm dụng hay không. Chúng ta cần phải thiết kế có tâm ngay từ ban đầu, và tôi sẽ thiết kế những chiếc khung xương mà sẽ tự động tắt sau 6 tiếng đồng hồ."

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 5.

Những bộ xương ngoài cồng kềnh sẽ được thu nhỏ trong tương lai

Tuy nhiên, anh Clites lại không muốn hạn chế công nghệ này. Anh chia sẻ: "Chúng ta không thể nào dừng sản xuất xe ô tô chỉ vì một số người lái xe trong khi đang say được."

"Chúng ta nhìn vào công nghệ và nghĩ rằng nếu lợi ích có được nhiều hơn rủi ro khi mà công nghệ bị lạm dụng, thì chúng ta phải lấy làm vui mừng mà theo đuổi theo công nghệ đó."

Ước muốn trở thành người-lai-máy

Giáo sư Herr thường hay tự gọi mình là "người sinh kỹ thuật," vì ông đang sử dụng những đôi chân robot được thiết kế bởi đội của ông, sau khi ông bị tai nạn khi đang leo núi hồi ông còn là một thiếu niên. Tai nạn này đã khiến ông bị cụt cả hai chân.

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 6.

Giáo sư Herr

Ông đã phải trải qua sử dụng nhiều chiếc chân giả trước khi ông có được đôi chân công nghệ cao mà ông đang sử dụng ngày hôm nay.

Ông chia sẻ tại một buổi TED talk vào đầu năm nay: "Khi tôi nghĩ về việc di chuyển chân của mình, tín hiệu thần kinh đi từ hệ thần kinh trung ương của tôi đi qua các dây thần kinh và kích hoạt các cơ trong phần chân còn lại của tôi."

"Các điện tực cảm nhận được những tín hiệu này, và những máy tính nhỏ trong chiếc chân giả sẽ giải mã những xung thần kinh để chuyển hoá thành chuyển động."

Tuy nhiên, ông cho biết mình "vẫn chưa phải là một cyborg".

Bạn của ông, ông Jim Ewing cũng đã bị liệt chân dưới trong một vụ tai nạn khi đang leo núi. Một đội bác sĩ phẫu thuật, các nhà khoa học và các kỹ sư tại MIT đã giúp ông chế tạo một cái chân thay thế.

Tương lai của nhân loại: Gắn xương ngoài để hoạt động và làm việc cả ngày, và những câu hỏi đạo đức liên quan - Ảnh 7.

Ông Jim Ewing đã leo núi được trở lại nhờ chiếc chân công nghệ cao

Các bác sĩ phẫu thuật đã kết nối cơ của ông trong chiếc chân còn lại để cho phép phép các dây thần kinh trong chiếc chân này có tiếp tục gửi thông tin lên nào, giúp cho chiếc chân sinh kỹ thuật của ông hoạt động tự nhiên hơn.

Các kỹ sư đã tìm ra cách để chiếc chân giả và não giao tiếp hai chiều. Các tín hiệu từ não di chuyển đến phần chân dưới còn lại và đi vào chiếc chân giả.

Công nghệ này đã cho phép ông Ewing có thể leo núi tại đảo Cayman một lần nữa. Đây chính là nơi mà ông đã ngã, theo giáo sư Herr, đây mới chỉ là nơi khởi đầu cuộc hành trình.

Giáo sư Herr nhận xét: "Tôi tin rằng thiết kế mô phỏng thần kinh sẽ tiến xa hơn, chứ không chỉ dừng lại với việc thay thế tay chân. Nó sẽ giúp đem nhân loại vào một thời kỳ mới, và định nghĩa lại khả năng của con người."

"Trong thế kỉ 21 này, các nhà thiết kế sẽ mở rộng hệ thống thần kinh vào những bộ xương ngoài mạnh hơn, để con người có thể kiểm soát và cảm nhận những bộ xương này với trí óc của họ."

Tham khảo BBC

Kon

Cùng chuyên mục
XEM