Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc

19/11/2020 21:10 PM | Xã hội

Trước đại dịch, 4G đã được phủ sóng tới 99% cả nước, đồng thời công nghệ 5G đang được triển khai; hơn nữa, khoảng 75% hộ gia đình có máy vi tính và 99,5% có truy cập Internet. Cùng với ưu tiên giáo dục, giáo dục trực tuyến được dễ dàng triển khai ở Hàn Quốc.

Trường hợp của Hàn Quốc cho thấy rằng việc có cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận Internet cần thiết là không đủ để đảm bảo việc cung cấp giáo dục trực tuyến hiệu quả. Điều kiện đủ là tư duy hệ thống và cải cách hệ thống để nắm lấy các lợi ích do công nghệ cũng như các chương trình đào tạo và sự tham gia trên quy mô rộng của các bên liên quan mang lại.

Điều kiện thuận lợi để triển khai giáo dục trực tuyến

Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 đã buộc hầu như tất cả trường học các cấp chuyển sang giáo dục trực tuyến ở Hàn Quốc. Quá trình chuyển đổi sang giáo dục trực tuyến của quốc gia này diễn ra suôn sẻ, do Hàn Quốc là một trong những nước sở hữu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất trên thế giới.

Trước đại dịch, 4G đã được phủ sóng tới 99% cả nước, đồng thời công nghệ 5G đang được triển khai; hơn nữa, khoảng 75% hộ gia đình có máy vi tính và 99,5% có truy cập Internet. Cùng với ưu tiên giáo dục, giáo dục trực tuyến được dễ dàng triển khai ở Hàn Quốc.

Chính phủ của Tổng thống Moon Jae-in đã nỗ lực hết sức để đảm bảo tính liên tục của giáo dục trong thời điểm đầy thử thách này. Chính phủ đã mở rộng cơ sở hạ tầng công cộng bằng cách tăng ‘sức mạnh’ của các nền tảng giáo dục số để hỗ trợ hàng triệu học sinh, sinh viên, trong khi con số trước đại dịch chỉ là hàng nghìn người. 

Hơn nữa, chính phủ cũng đã giúp nâng cao năng lực giảng dạy bằng cách cung cấp cho giáo viên các chương trình thí điểm và cố vấn đồng đẳng. Một ví dụ là chương trình "Cộng đồng 10.000 giáo viên tiêu biểu", khuyến khích giáo viên chia sẻ ý tưởng và hiểu biết của họ về giáo dục trực tuyến. 

Chính phủ cũng đã chia sẻ các hướng dẫn liên quan và hỗ trợ theo thời gian thực cho giáo viên, phụ huynh và học sinh sử dụng các nền tảng giáo dục trực tuyến, đồng thời đã làm việc với khu vực tư nhân để giải quyết khoảng cách số. 


Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc - Ảnh 2.

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng cho thuê các thiết bị với giá 0 đồng cho hàng nghìn sinh viên và đã áp dụng chính sách này cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia các lớp học trực tuyến.

Những thách thức trong triển khai giáo dục trực tuyến

Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin gây ấn tượng mạnh mẽ của Hàn Quốc cũng như các chính sách chủ động của chính phủ trong triển khai giáo dục trực tuyến không đảm bảo được sự chấp nhận rộng rãi.

Ví dụ, một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ hài lòng về trải nghiệm học tập trực tuyến của học sinh, sinh viên rất thấp, thậm chí 50% trong số họ đã xem xét đến việc nghỉ phép trong học kỳ thứ hai của họ. Những lý do chính khiến họ bất mãn bao gồm chất lượng lớp học thấp (37,9%) và không hài lòng với học phí (28%). 

Ngoài ra, cả học sinh và giáo viên đều thiếu kỹ năng để tương tác hiệu quả trong môi trường lớp học trực tuyến. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì cả sinh viên và giáo sư đều nói rằng họ không được đào tạo để tương tác trong môi trường giáo dục từ xa. 

Hơn nữa, việc không có chính sách tiêu chuẩn hóa cho giáo dục trực tuyến đã dẫn đến các hoạt động đa dạng giữa các trường, điều này càng làm trầm trọng thêm phân hóa giáo dục.

Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc - Ảnh 3.

Tóm lại, các nền tảng và công nghệ trực tuyến chưa sẵn sàng để cung cấp nội dung giáo dục một cách hiệu quả như trong các lớp học ngoại tuyến. 

Hiệu trưởng các trường đại học nêu một số thách thức khác chẳng hạn như khó khăn trong việc cải cách thể chế và chuẩn bị nội dung, quản lý áp lực tài chính, thiếu sự hỗ trợ của chính phủ trong việc triển khai học tập trực tuyến và quản lý sự phản đối rộng rãi đối với việc kết hợp công nghệ trong giáo dục.

Những hạn chế của giáo dục trực tuyến

Rõ ràng là một số khía cạnh của giáo dục đại học, bao gồm học tập với các bạn và tương tác với các giáo sư, cuộc sống ký túc xá trong khuôn viên trường và các hoạt động ngoại khóa ở đại học không thể được tái hiện qua Zoom. 

Do đó, các trường đại học và cao đẳng gần đây đã bắt đầu triển khai mô hình giáo dục kết hợp, trong đó các lớp học được thực hiện trực tuyến và ngoại tuyến. Giáo dục kết hợp cho phép các tính năng tốt nhất của giáo dục trực tuyến và các lớp học ngoại tuyến được tối ưu hóa để mang lại trải nghiệm dạy và học tốt nhất cho giáo viên và học sinh. 

Ví dụ, bằng cách tận dụng tiềm năng của Internet và các nền tảng học tập trực tuyến, các tổ chức giáo dục có thể tối ưu hóa nguồn lực của mình để nâng cao khả năng tiếp cận của hàng triệu học sinh với chi phí giáo dục ít tốn kém hơn. Các khóa học trực tuyến mở quy mô lớn (MOOC) và các khóa học như thạc sĩ trực tuyến về khoa học máy tính của Georgia Tech là minh chứng cho những khả năng thú vị này.

Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc - Ảnh 4.

Hàn Quốc từ lâu đã chuẩn bị cho sự ra đời của kỷ nguyên này. Ví dụ, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin đã triển khai K-MOOC, nhắm mục tiêu vào các trường đại học khoa học hàng đầu và được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, hiện tại, rất ít trường đại học đăng ký chương trình này. 

Nhu cầu thay đổi hệ thống

Giáo dục kết hợp đang ngày càng được chấp nhận là tương lai của giáo dục. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tương lai này, các chính phủ nên xem xét các cải cách giáo dục không chỉ giới hạn ở cơ sở hạ tầng và các biện pháp tập trung vào tiếp cận. 

Trường hợp của Hàn Quốc cho thấy cải cách giáo dục đòi hỏi tư duy dài hạn và chuyển đổi có hệ thống nhằm tìm cách biến các công nghệ bao gồm nền tảng trực tuyến, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây trở thành các thành phần không thể thiếu của hệ thống giáo dục. Các chính phủ cũng nên tạo điều kiện đào tạo và tham gia cho giáo viên, giáo sư, sinh viên và phụ huynh trên quy mô rộng hơn.

Ngoài ra, các quốc gia nên chuyển đổi cách dạy và học, nỗ lực để thay đổi văn hóa và tạo ra động lực cho các giáo sư, giáo viên, sinh viên và phụ huynh; chuyển đổi mô hình kinh doanh giáo dục phù hợp với yêu cầu thời đại mới. 

Do đó, các chính phủ và các bên liên quan tập trung vào các chính sách thúc đẩy môi trường thân thiện với công nghệ nhằm giảm bớt sự phản đối giáo dục trực tuyến như hiện này. Điều này có thể gia tăng niềm tin xã hội và dẫn đến sự chấp thuận mô hình giáo dục kết hợp.

Tương lai của giáo dục trực tuyến: Bài học từ Hàn Quốc - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng giáo dục trực tuyến - ví dụ, nền tảng, thiết bị và kết nối internet - bên cạnh các chính sách nhằm vào hệ thống và chuyển đổi xã hội. Các chính sách chuyển đổi xã hội mang tính hệ thống bao gồm nâng cao năng lực như thực hiện các chương trình giảng dạy để đào tạo sinh viên, giáo viên và nhân viên trường học về giáo dục trực tuyến, cải cách hệ thống trường đại học và khuyến khích sự hợp tác của các tổ chức.

Cuối cùng, sau khi tham vấn các bên liên quan, các luật và chính sách cần được ban hành để thiết lập cơ sở pháp lý cho giáo dục từ xa và thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trực tuyến giữa các cơ sở giáo dục. 

Trường hợp của Hàn Quốc cho thấy rằng việc có cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận Internet cần thiết là không đủ để đảm bảo việc cung cấp giáo dục trực tuyến hiệu quả. Điều kiện đủ là tư duy hệ thống và cải cách hệ thống để nắm lấy các lợi ích do công nghệ cũng như các chương trình đào tạo và sự tham gia trên quy mô rộng của các bên liên quan mang lại.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM