Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh

02/07/2019 11:06 AM | Sống

Ai cũng mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm khiến ta phải trả giá đắt, nhất là khi có liên quan đến tiền bạc.

Càng trường thành, những sai lầm liên quan đến tiền bạc sẽ để lại nhiều hậu quả lớn. Chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua nhà, cho con đi học đại học, cản trở sự thăng tiến trong sự nghiệp cũng như kế hoạch nghỉ hưu của bạn.

Dưới đây là những sai lầm thường thấy mà bạn nhất định phải tránh sau tuổi 30.

Không có thói quen tiết kiệm

Ngạn ngữ có câu: "Làm nhiều, tiết kiệm nhiều. Làm ít, tiết kiệm ít." Dù bạn gửi tiền vào quỹ tiết kiệm hay quỹ đầu tư, hoặc thậm chí là giấu tiền dưới đệm, việc tiết kiệm là vô cùng quan trọng.

Dù bạn làm nghề gì, hãy tiết kiệm đủ tiền để đảm bảo rằng mình có thể xoay xở được nếu chẳng may thất nghiệp hoặc có việc khẩn cấp xảy ra.

 Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh  - Ảnh 1.

Không tiết kiệm đủ tiền cho quỹ hưu trí

Hầu hết người cao tuổi sau này đều nuối tiếc vì đã không tiết kiệm đủ tiền về hưu. Nhiều người cảm thấy stress về tình hình tài chính của mình vì hết sạch tiền, thậm chí còn phải dựa dẫm vào con cái và người thân.

Nếu bạn bắt đầu để dành tiền về hưu từ những năm 20 tuổi, hãy trích ra từ 10-15% thu nhập của mình. Tuy nhiên, bạn nên để dành nhiều hơn thế để cuộc sống hưu trí của mình dễ thở hơn.

Sống bằng thẻ tín dụng

Theo nghiên cứu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những người trả nợ tín dụng xoay vòng thường có số dư nợ cao hơn cũng thu nhập thấp hơn nhóm người trả hết nợ mỗi tháng. Trung bình, những người này nợ tín dụng khoảng 6.000 USD.

Nợ tín dụng là không phải là thứ mà bạn có thể trả ở bất kỳ độ tuổi nào. Nếu bạn không thể trả nợ kịp thời do mất việc hay gặp khó khăn bất ngờ, bạn sẽ có điểm tín dụng xấu. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho bạn trong tương lai: bạn sẽ phải đối mặt với mức lãi suất cho vay cao hơn trong lần mua xe hoặc mua nhà tới đây.

 Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh  - Ảnh 2.

Không viết di chúc

Nếu bạn muốn quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện hoặc chỉ định người giám hộ cho con cái mình, việc viết di chúc là điều cần thiết.

Di chúc và các kế hoạch bất động sản sẽ hỗ trợ các chi phí đắt đỏ liên quan tới cái chết, bảo vệ người thân còn sống và loại bỏ các xung đột. Nếu bạn đủ tiền để thuê luật sư soạn thảo di chúc, đó sẽ là lựa chọn tốt nhất. Nếu không, hãy tự mình viết di chúc, vì dù sao có vẫn hơn không.

Không mua bảo hiểm

Nếu bạn vẫn đang trong độ tuổi 30, bảo hiểm thương tật, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm y tế có vẻ như thừa thãi. Bạn nghĩ mình sẽ bỏ tiền cho những thứ này khi về già và thực sự cần chúng. Tuy nhiên, sự thật là bạn không bao giờ biết khi nào những chuyện không may xảy ra với mình.

Đợi đến khi bạn thực sự cần bảo hiểm thì có lẽ đã quá muộn. Bảo hiểm y tế có thể mua bất cứ lúc nào, nhưng bảo hiểm thương tật hay bảo hiểm nhân thọ thì không thể mua khi bạn đã trở nên tàn tạ, ốm yếu rồi.

Càng mua bảo hiểm sớm, tỷ lệ sẽ càng thấp.

 Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh  - Ảnh 3.

Đặt hết tiền vào một tài khoản chung

Việc đặt hết tiền vào một tài khoản chung của cả vợ lẫn chồng là một sai lầm lớn.

Trong trường hợp tồi tệ nhất, bạn sẽ mất tất cả tiền trong tài khoản, trong khi người bạn đời của bạn đã "cao chạy xa bay". Vì thế, bạn nên có ít nhất một tài khoản đứng tên mình để có thể tiếp cận tiền mặt vào bất cứ khi nào.

Làm mãi một công việc an toàn thay vì theo đuổi những cơ hội sinh lời hơn

Nếu đang làm một công việc không có tương lai, bạn cần sớm từ bỏ nếu không muốn cuộc đời mình bế tắc hơn. Nếu bạn cảm thấy không thể hòa hợp với sếp hiện tại, hãy thử nhảy việc, và lương của bạn sẽ tăng thêm 5% hoặc hơn.

Có thể đó không phải là một mức tăng quá lớn, nhưng nếu bạn tích lũy thu nhập theo thời gian, nó có thể tạo ra một sự khác biệt trong cách tiết kiệm và đầu tư của bạn.

Không hỏi xin tăng lương

Cũng có những lúc sếp sẽ tăng lương mà không cần đợi bạn nhắc, nhưng chuyện này ít khi xảy ra.

Nếu bạn cảm thấy mình không được trả xứng với công sức mình bỏ ra, giải pháp duy nhất là hỏi xin tăng lương. Đừng tự nghĩ rằng câu trả lời sẽ là không khi bạn chưa mở lời. Hãy dành thời gian nghiên cứu và chuẩn bị để cải thiện cơ hội xin tăng lương thành công.

Sống dựa vào một nguồn thu nhập duy nhất

Hầu hết mọi người đều kiếm sống bằng cách làm một công việc văn phòng từ 9h sáng đến 5h chiều. Tuy nhiên, việc có thêm nghề tay trái sẽ giúp tăng số tiền mà bạn có thể tiết kiệm.

Dù bạn đi lái xe Uber vào cuối tuần hay bán hàng trên eBay, nghề tay trái sẽ giúp bạn có thêm nhiều tiền cũng như bảo đảm về tài chính trong trường hợp bạn bỏ công việc chính hoặc cần chi tiêu đột xuất.

 Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh  - Ảnh 4.

Đưa ra những quyết định đầu tư quá cảm tính

Một trong những sai lầm khác bạn dễ mắc phải, đó là: đầu tư một cách cảm tính. Khi thị trường lao dốc, bạn bán ra. Khi thị trường tăng nhanh, bạn mua vào. Trong quá trình đó, bạn sẽ mất đi kha khá khoản tiền tiềm năng.

Nếu bạn không định nghỉ hưu, giải pháp tốt nhất là mặc kệ khoản đầu tư đó, kể cả khi thị trường chứng khoán lao dốc. Trên thực tế, mua vào khi giá cổ phiếu xuống sẽ giúp bạn lời hơn khi thị trường phục hồi sau đó.

Vay thế chấp nhà vượt quá khả năng chi trả

Khoản vay thế chấp mà ngân hàng mời gọi có thể khiến bạn "mờ mắt". Tuy nhiên, trước khi bạn chấp nhận khoản vay đó, hãy xem xét những tác động của nó đến cuộc sống của bạn. Một khoản vay thế chấp mua nhà có thể khiến bạn giàu có trên phương diện bất động sản, nhưng lại nghèo về tiền mặt. Đây cũng chính là chi phí cơ hội, bởi bạn sẽ không thể để dành tiền cho lúc nghỉ hưu hay cho những tình huống khẩn cấp.

 Tuổi 30 qua cũng là lúc hết cơ hội để sửa chữa 12 sai lầm tiền bạc này: Muốn tiền tài rủng rỉnh, phải tuyệt đối tránh  - Ảnh 5.

Mua xe vượt quá khả năng chi trả

Khi mua một chiếc xe quá đắt tiền, bạn đã biến nguồn lực của mình thành một món tài sản có khả năng hao mòn ngay 10% ngay khi bạn vừa mới cầm lái.

Giải pháp là: mua xe cũ và tận dụng mức độ hao mòn để có giá tốt.

Theo Ngọc Hà

Cùng chuyên mục
XEM