Tư vấn đăng ký quyền phân phối hàng hoá doanh nghiệp FDI

08/08/2017 10:00 AM | Kinh doanh

Quyền phân phối được xem là quyền rất khó đăng ký trong các quyền liên quan hoạt động mua bán hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp FDI phải chịu thiệt hại do không được phép buôn bán hàng hoá tại Việt Nam vì chưa đăng ký quyền này.

Nhằm giúp doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn này, ông Bùi Công Thành - Luật sư điều hành Hãng luật PLF đã có những chia sẻ sau đây:

Trước hết, luật sư Thành có thể cho biết lợi ích của quyền phân phối đối với doanh nghiệp FDI?

Đăng ký quyền phân phối sẽ cho phép doanh nghiệp FDI được phép thực hiện các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Thông thường, các doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam sẽ mặc nhiên có được quyền này. Tuy nhiên, tất cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài (dù chỉ 1%) nếu muốn buôn bán hàng hóa mua lại từ đơn vị khác sản xuất tại Việt Nam, và hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam phải đăng ký quyền phân phối theo quy định tại Điều 5 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 (TT 08).

Luật sư Thành có đề cập đến ‘hàng hoá nhập khẩu’. Vậy, các doanh nghiệp FDI đã đăng ký quyền nhập khẩu có được buôn bán hàng hoá nhập khẩu đó tại Việt Nam không, thưa luật sư?

Không được, vì tại Khoản 4, Điều 4 TT08 quy định:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền nhập khẩu nhưng chưa được cấp phép quyền phân phối chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu, quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam,...

Trường hợp này, doanh nghiệp FDI chưa đăng ký quyền phân phối phải thông qua các đại lý trung gian tại Việt Nam để đưa hàng hoá này ra thị trường, dẫn đến chi phí bán hàng tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Theo luật sư, vì sao các doanh nghiệp FDI lại gặp khó khăn khi đăng ký quyền phân phối?

Theo tôi, đây là chính sách nhằm hạn chế tình trạng nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tràn lan vào thị trường Việt Nam, nhằm bảo vệ thị trường nội địa, mặt khác cũng để khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vốn, đưa công nghệ vào sản xuất trong nước để phát triển kinh tế.

Nếu doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất hàng hoá tại Việt Nam sẽ được quyền buôn bán các hàng hoá đó tại Việt Nam mà không phải đăng ký quyền phân phối.

Luật sư Thành có thể chia sẻ kinh nghiệm đăng ký quyền phân phối tại Việt Nam?

Tư vấn đăng ký quyền phân phối hàng hoá doanh nghiệp FDI - Ảnh 2.

Ông Bùi Công Thành - Luật sư điều hành Hãng luật PLF

Tôi xin mạn phép chia sẻ một số kinh nghiệm mà doanh nghiệp FDI cần lưu ý nếu tự đăng ký, hoặc nếu thuê dịch vụ thì cũng nên biết để giảm thiểu sai sót.

Thứ nhất, lựa chọn mặt hàng muốn đăng ký quyền phân phối

Doanh nghiệp FDI nên tránh tình trạng ‘xin dư’ hoặc xin ‘để dành’ các mặt hàng mà doanh nghiệp chưa có dự định phân phối trong tương lai gần.Vì chính những mặt hàng dư thừa này sẽ khiến doanh doanh nghiệp bị yêu cầu giải trình chi tiết hơn, “bị soi” kỹ hơn, làm cho các mặt hàng chính doanh nghiệp muốn phân phối có thể không được chấp thuận vì không đáp ứng đủ điều kiện của một số ‘mặt hàng thừa’.

Thứ hai, cung cấp tài liệu chứng minh‘năng lực tài chính’ và ‘kinh nghiệm’ nhà đầu tư

Luật yêu cầu phải cung cấp tài liệu chứng minh ‘năng lực tài chính’ và ‘kinh nghiệm’, nhưng lại không nói rõ là loại tài liệu gì. Trên thực tế, cơ quan cấp phép vẫn thường đánh giá yếu tố ‘kinh nghiệm’ theo cảm tính, gây khó khăn cho doanh nghiệp FDI và ngay cả các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Theo kinh nghiệm cung cấp dịch vụ, chúng tôi nhân thấy một số giấy tờ mà cơ quan chức năng chấp thuận như sau: Đối với ‘năng lực tài chính’ gồm chứng nhận số dư ngân hàng, báo cáo tài chính có kiểm toán, các khoản vay ngân hàng, cam kết góp vốn của nhà đầu tư,…Đối với ‘kinh nghiệm’ bao gồm: PO (Đơn đặt hàng chính thức), hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ giữa nhà đầu tư với khách hàng, giấy phép kinh doanh có ngành nghề tương tự như hàng hóa dự định phân phối; tài liệu xác nhận thời gian làm việc (nếu nhà đầu tư là cá nhân),…

Thứ ba, giải trình phải phù hợp các quy định quốc tế

Do Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại WTO, Hiệp định khu thương mại tư do ASEAN, Hiệp định thương mại tự do EVFTA,… nên việc giải trình cũng phải đảm bảo phù hợp với quy định trong nước, và cả những quy định quốc tế.

Mặc dù luật có quy định những hạng mục cần giải trình, tuy nhiên chi tiết từng hồ sơ cần giải trình sao cho ‘đẹp’, cho ‘đúng ý’ cơ quan chức năng xem xét và chấp thuận có thể làm cho doanh nghiệp FDI lúng túng.

Đây là công việc thật sự phức tạp. Tôi nghĩ, nếu doanh nghiệp FDI chưa từng thực hiện các công việc này nên tìm đến sự trợ giúp của người có kinh nghiệm.

Thứ tư, thời gian cấp phép thực tế

Theo quy định, thời gian đăng ký quyền phân phối chỉ khoảng 30 ngày làm việc.

Doanh nghiệp FDI nộp hồ sơ đăng ký quyền phân phối tại cơ quan ở địa phương (sở kế hoạch đầu tư các tỉnh), nhưng cơ quan chấp thuận lại là Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành khác ở trung ương, hồ sơ luân chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau, nên thời gian thực tế có thể kéo dài từ 2-3 tháng, thậm chí lâu hơn nếu hồ sơ có sai sót. Vì vậy, doanh nghiệp FDI cần kiên nhẫn và nên có kế hoạch đăng ký sớm.

Mức phạt nếu doanh nghiệp FDI vi phạm quy định này là như thế nào, thưa Luật sư Thành?

Trên thực tế, vẫn có nhiều doanh nghiệp FDI không biết mình đang vi phạm, vì chưa biết đến quy định này.

Mức phạt có thể dao động từ 30 đến 40 triệu đồng. Ngoài ra, có thể bị “tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ từ 1 đến 6 tháng, hoặc đình chỉ hoạt động từ1 đến 6 tháng” theo quy định tại Điều 89, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013.

 

Tư vấn đăng ký quyền phân phối, liên hệ:

Công ty Luật PLF

Tầng 12, Ruby Tower, 81-85 Hàm Nghi, Quận 1, TPHCM

ĐT: (028) 38 21 21 61

Email: info@plf.vn

Website: www.plf.vn

A.D

Từ khóa:  luật sư
Cùng chuyên mục
XEM