Tự sự founder 22 tuổi đi gọi vốn muôn nơi và đây là cách anh này thuyết phục các nhà đầu tư lớn hơn mình cả 40 tuổi

18/01/2017 09:18 AM | Công nghệ

Nếu bạn có một câu chuyện đủ sức thuyết phục, người ta sẽ chẳng cầm quan tâm bạn bao nhiêu tuổi nữa!

Tôi và người bạn đồng sáng lập chỉ mới 21, 22 tuổi khi bắt đầu thành lập Next Big Sound. Trở ngại đầu tiên chúng tôi phải đối mặt chính là đi tìm các nhà đầu tư. Thời điểm đó là vào năm 2009, chính Mark Zuckerberg là người đã giúp chúng tôi có nguồn cảm hứng.

Dù đã cảm thấy rất tự tin khi Mark tìm được các nguồn đầu tư ngay từ khi 19 tuổi, nhưng đúng là không dễ dàng gì để thuyết phục những người hơn chúng tôi tới 20 hay 40 tuổi.

Sau đây là cả quá trình gian nan mà chúng tôi phải trải qua khi truyền đạt những ý tưởng và tầm nhìn cho những người dày dạn kinh nghiệm sống hơn chúng tôi rất nhiều.

Hãy bắt đầu câu chuyện bằng những con số

Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu từ năm 2009, thời điểm mà ngành âm nhạc còn đang gặp nhiều xáo trộn. Thời điểm đó có thể nói tôi đã đủ kinh nghiệm trong ngành này, nhưng chỉ với danh nghĩa là thực tập sinh làm giấy tờ sổ sách cho 1 trong những hãng đĩa CD lớn nhất thế giới.

Những nhà đầu tư thường ghét ngành âm nhạc, nhưng lại ưa thích công việc sổ sách, đó là lí do vì sao chúng tôi chọn cách mở đầu câu chuyện như thế. Chúng tôi muốn cho các nhà đầu tư thấy, ngành âm nhạc sẽ thay đổi như thế nào với những dữ liệu, và Next Big Sound của chúng tôi sẽ là người tiên phong.

Nếu chúng tôi không đưa ngành âm nhạc vào làm trung tâm trong câu chuyện, có lẽ chúng tôi đã thất bại hết lần này đến lần khác. May mắn là chúng tôi đã lựa chọn chính xác khi đưa ra 1 câu chuyện khá "thời sự", đó là thời điểm ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson mất.

Với những thông tin về doanh số bán đĩa của MJ tăng vọt và hình ảnh, video liên quan đến ông thì chúng tôi hiểu đó là "thiên thời địa lợi" để dựa vào ngành này mà phát triển.

Nhưng câu chuyện phải là trải nghiệm thật sự của bản thân

Nếu đã chọn đúng được câu chuyện, các nhà đầu tư hiểu rõ hơn nhiều về bạn và dự án. Tới lúc đó thì tuổi tác không còn là vấn đề đáng quan tâm nữa.

Suy cho cùng, mỗi nhà sáng lập đều có những khả năng đặc biệt và vượt trội hơn so với những người khác. Khả năng đó chính là "vũ khí" để thành công, cũng như là nơi giúp chúng ta có thể tìm được câu chuyện để đời.

Chúng tôi đã trải qua 3 năm đầu khá khó khăn. Nhóm startup của chúng tôi sống chung tại một căn hộ và ngủ cùng trong 1 căn phòng 6 giường. "Tiết kiệm để sống" đã trở thành khẩu ngữ của chúng tôi suốt 1 thời gian dài.

Giai đoạn đó, những câu hỏi liên tiếp xuất hiện trong đầu tôi khi cứ phải loay hoay tìm các nhà đầu tư. Làm sao 1 nhóm nhỏ như chúng tôi có thể cạnh tranh với các công ty phần mềm lừng lẫy để đạt hợp đồng với Sony Music? Liệu có điều thần kì nào sẽ giúp chúng tôi thành công ngay trong năm đầu tiên hoạt động như Facebook hay không?

Nhưng cuối cùng, mọi thứ chúng tôi theo đuổi đã có kết quả!

Tôi còn nhớ khoảnh khắc đứng trình bày với các nhà đầu tư cùng nhiều nhân viên cấp cao của các nhãn hàng liên quan khác, trông tôi phù hợp với những công nghệ mới này hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Bên cạnh đó, bản thân tôi hiểu được, với độ tuổi của tôi, tôi phải trình bày và giải thích những gì để những người "sừng sỏ" kia không cảm thấy nhàm chán. Và ơn trời, tôi đã hoàn thành demo của mình trước những nhà đầu tư 1 cách không thể tuyệt vời hơn.

Thử nghiệm bài diễn thuyết và câu chuyện càng nhiều lần càng tốt

Có thể nói tôi đã vô cùng may mắn khi làm việc cùng 2 người bạn, đồng thời là 2 nhà đồng sáng lập - David và Samir. Họ là những người rất tuyệt vời. Mỗi khi nhận được cơ hội để trình bày cho các nhà đầu tư mới, cả 3 chúng tôi sẽ cùng nhau có buổi họp nhỏ để thử để cùng rút ra kinh nghiệm và chỉnh sửa hoàn chỉnh bài diễn thuyết.

Rồi lại mở rộng cuộc họp ra phạm vi lớn hơn là tất cả nhân viên, rồi chúng tôi mời cả những khách hàng tiềm năng, các cộng sự, hay cả người đi đường đến để dự thính và xin góp ý. Đó là trải nghiệm hết sức thú vị đối với chúng tôi, vì chúng tôi được nghe thêm nhiều ý kiến, từ nhiều người với nhiều kinh nghiệm khác nhau.

Bằng cách này, chúng tôi có đủ sự tự tin và kinh nghiệm cho những lần diễn thuyết lớn hơn như các buổi họp mặt hay các buổi diễn thuyết ở các trường đại học hoặc cụ thể nhất là việc chúng tôi trực tiếp trình bày ý tưởng để xin đầu tư.

Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi mới thấy câu nói "không ai có thể biết trước được điều gì" là hoàn toàn chính xác. Đúng là không ai có thể dự đoán trước được tương lai chính xác 100% sẽ là như thế nào. Chỉ tới khi bạn vẽ ra được một câu chuyện đủ sức thuyết phục, cũng như chăm chỉ đạt được những mục tiêu đó, tương lai sẽ là 100% như vậy.

Hoàng Yến

Cùng chuyên mục
XEM