Từ học sinh hạng C thành CEO công nghệ triệu đô: Muốn thành công, bạn phải thoát khỏi vùng an toàn, bởi sự dập khuôn chính là liều thuốc độc

17/11/2016 11:02 AM | Công nghệ

Để có được sự thành công, con người phải trải qua các cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Thomas Edison đã từng nói: "Thiên tài bắt nguồn từ 1% cảm hứng, 99% còn lại phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân".

Roy LaManna chắc có lẽ đã thấu hiểu được triết lý trên. Ông được biết đến là một người có sự nghiệp thành công nhanh chóng và được nể trọng, nhưng chặng đường mà ông đi không trải đầy hoa hồng.

Khi còn đi học, Roy chưa bao giờ là học sinh xuất sắc toàn diện. Từ nhỏ, Roy chỉ chú tâm những môn học mà ông thấy thích thú và đạt điểm cao trong mỗi kì thi sát hạch.

Ông nói: "Nếu như là một lớp học Vật lý, tôi có thể đạt điểm A mỗi tuần. Nhưng với các môn xã hội thì tôi không muốn học".

"Tôi cảm thấy họ thật không may mắn, khi lớn lên, họ chỉ chọn ra một hướng đi: học xuất sắc ở trường phổ thông, sau đó đậu vào một đại học danh tiếng, tìm một công việc ổn định và bắt đầu sự nghiệp. Nhiều người phán xét rằng bạn sẽ chẳng có được một cuộc sống dễ dàng nếu không có được tấm bằng đại học trên tay".

Thay vì thi tuyển vào một trường Đại học danh giá, Roy LaManna quyết định khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng sau khi học hết cấp 3. Ông đã trải nghiệm nhiều công việc để có được miếng cơm manh áo, thậm chí, đôi lúc Roy còn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu.

Từ những trải nghiệm về cuộc đời, Roy đã dần biến những khuyết điểm của mình thành đòn bẩy giúp ông tiến xa hơn và trở thành một doanh nhân có tiếng tăm trong giới công nghệ.

Ông luôn tự nhắc bản thân: "Khi đối mặt với trở ngại, luôn nghĩ ra một cách khác để giải quyết nó". Cùng với đó ông có ý thức tự lập trong cuộc sống và luôn luôn đặt việc học hỏi lên hàng đầu trong suốt sự nghiệp.

Roy rất đam mê âm nhạc và từng là tay guitar bass trong một nhóm nhạc rock. Sau khi chia tay nhóm nhạc của mình, ông trở thành một người tổ chức sự kiện mà vừa có am hiểu về kinh doanh.

"Tôi sẽ làm mọi thứ để thỏa được đam mê kinh doanh âm nhạc", Roy chia sẻ.

Vào đầu năm 2008, Roy bắt đầu làm việc ở công ty Decaydance Rocords do Pete Wentz điều hành và có nghệ danh mới là Tyga. Sản phẩm đầu tay của ông là một video được phát tại khu mua sắm LA sầm uất với hợp đồng có trị giá 5.000 USD.

"Chúng tôi không có nhiều kinh phí để làm, nhưng lại có được sự hậu thuẫn của Pete Wentz". Roy sau đó bay đến LA và hợp tác với một giám đốc sản xuất phim. Ông này đã bỏ ra gần 10.000 USD để tiến hành dự án và tài trợ công ty Wet Seal về cả địa điểm quay.

Trải nghiệm này đã biến ông thành một con người mới. "Tôi không có nhiều tiền bạc nhưng đã biết bắt đầu làm được nhiều thứ và trưởng thành hơn".

Sau một năm lăn lộn trong thị trường âm nhạc cùng các sản phẩm video và radio, ông đã tạo dựng nhiều mối quan hệ vững chắc và trở thành một ông bầu show cho các dự án âm nhạc.

Ông nổi tiếng nhờ các video quảng cáo hợp tác với nhiều nghệ sĩ hàng đầu (gần đây nhất là cô nàng Ariana Grande, Major Lazer và Andy Grammer) để giúp họ cho ra các sản phẩm âm nhạc hoàn hảo.

4 năm sau, Roy cho trình làng Vydia - một ý tưởng độc đáo đã giúp cho hàng trăm ngàn nghệ sĩ (như Amine, Post Malone, Austin Mahone, Jimmy Buffet, Fetty Wap, Keith Urban) đạt cột mốc 1 tỷ lượt xem hàng tháng trên Youtube.

Vydia phát triển nhanh chóng và đã đạt doanh thu 1,15 triệu USD ngay từ những bước đầu tiên. Roy phát biểu: "Mô hình này có thể thu được khoản lợi nhuận khổng lồ, nhưng có rất nhiều rủi ro, vì bạn có thể rơi vào trạng thái chủ quan lúc nào không biết".

Sự thật là Roy rất tin tưởng vào đam mê của mình, ông luôn có niềm tin về một tương lai giàu có. "Tôi là người luôn tuyệt đối tin tưởng bản thân, ngay cả khi khởi nghiệp, tôi luôn đặt niềm đam mê học hỏi lên hàng đầu. Muốn đạt được thành công, bạn phải thoát ra khỏi vùng an toàn, bởi sự dập khuôn chính là liều thuốc độc".

Hoàng Yến

Cùng chuyên mục
XEM