Từ châu lục nghèo nhất thế giới, châu Á đã “vượt khó” trở thành một thế lực kinh tế toàn cầu như thế nào?

04/11/2019 10:40 AM | Xã hội

Vào năm 1820, châu Á chiếm 2/3 dân số thế giới và hơn ½ thu nhập toàn cầu. Thời kỳ suy giảm trong một thập kỷ tiếp theo của châu lục này được cho là do sự hội nhập của nó với nền kinh tế thế giới bị định hình bởi chủ nghĩa thực dân và thúc đẩy bởi chủ nghĩa đế quốc.

Vào cuối những năm 1960, châu Á là châu lục nghèo nhất thế giới tính theo mức thu nhập. Trừ dân số đông nhất, các chỉ số phát triển xã hội ở châu Á đều rất tệ, bất kể là quốc gia nào. Sự bi quan sâu sắc về triển vọng phát triển kinh tế của châu Á được ghi lại trong cuốn sách Asian Drama nổi tiếng thời bấy giờ của nhà kinh tế học người Thụy Điển Gunnar Myrdal.

Một nửa thế kỷ trôi qua kể từ thời điểm đó, châu Á đã cải thiện đáng kể tốc độ phát triển kinh tế của các quốc gia cũng như điều kiện sống của người dân. Tính đến năm 2016, dự liệu của LHQ cho thấy châu lục này chiếm 30% thu nhập thế giới, 40% sản lượng thế giới, và hơn 1/3 thương mại toàn cầu, đồng thời thu nhập bình quân đầu người đang gần đạt tới mức trung bình thế giới. 

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này không đồng đều giữa các quốc gia và giữa người dân trong cùng một nước. Dù vậy, tốc độ phát triển kinh tế của châu Á trong giai đoạn ngắn này gần như chưa từng xảy ra trong lịch sử. 

Trong nghiên cứu về sự phát triển kinh tế ở châu Á, Deepak Nayyar, giáo sư kinh tế danh dự Đại học Jawaharlal Nehru University và ủy viên danh dự Đại học Oxford, đã chia châu lục này hành 4 tiểu vùng – Đông, Đông Nam, Nam và Tây Á và chọn 14 quốc gia để tìm hiểu. 

Các quốc gia này được gọi là châu Á-14, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan ở Đông Á; Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam ở Đông Nam Á; Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka ở Nam Á; và Thổ Nhĩ Kỳ ở Tây Á. 

Những đất nước này chiếm hơn 4/5 dân số và thu nhập của châu Á. Nhật Bản không được đưa vào nghiên cứu này vì quốc gia này có thu nhập cao nhất ở châu Á và đã được công nghiệp hóa từ 50 năm trước. 

Châu Á là một châu lục đa dạng, khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia về quy mô địa lý, lịch sử, di sản thuộc địa, phong trào dân tộc, điều kiện ban đầu, tài nguyên thiên nhiên, quy mô dân số, mức thu nhập và hệ thống chính trị. Sự phụ thuộc vào thị trường và mức độ cởi mở của nền kinh tế có tác động rất khác nhau giữa các quốc gia và theo thời gian. 

Trên khắp châu Á, thể chế chính trị cũng đa dạng từ chế độ độc tài đến các nền dân chủ chính trị. Tình trạng tương tự cũng áp dụng cho các hệ tư tưởng, từ chủ nghĩa cộng sản đến chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa tư bản. 

Kết quả phát triển cũng khác nhau giữa các nước và theo thời gian. Có nhiều con đường dẫn tới phát triển kinh tế, vì không có giải pháp phổ quát nào có thể áp dụng cho một châu lục rộng lớn và đa dạng như châu Á cả. 

Bất chấp những thành tựu trong phát triển kinh tế, nghèo đói tuyệt đối vẫn còn tồn tại

Bất chấp sự đa dạng như vậy, có những quy luật chung giữa các quốc gia châu Á. Tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người ở châu Á cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.

Từ châu lục nghèo nhất thế giới, châu Á đã “vượt khó” trở thành một thế lực kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 1.

GDP bình quân đầu người của thế giới, các quốc gia phát triển, các quốc gia đang phát triển và châu Á (1971-2016)

Sự gia tăng trong đầu tư và lãi suất tiết kiệm cùng với phổ cập giáo dục là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành tựu của châu lục lớn nhất thế giới. Tăng trưởng cũng được thúc đẩy bởi quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, gắn liền với xuất khẩu và những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm và việc làm. Tăng trưởng kinh tế cũng được hỗ trợ bởi các chính sách phối hợp, không chính thống ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào cần thiết, giữa các ngành và theo thời gian. 

Thu nhập bình quân đầu người tăng đã cải thiện các chỉ số phát triển xã hội, khi tỷ lệ người dân biết chữ và tuổi thọ tăng ở khắp mọi nơi. Tình trạng nghèo đói tuyệt đối đã giảm đáng kể trong giai đoạn 1984-2012, nhưng nó vẫn còn tồn tại, bất chấp tăng trưởng kinh tế nhanh chưa từng thấy, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới. 

Từ châu lục nghèo nhất thế giới, châu Á đã “vượt khó” trở thành một thế lực kinh tế toàn cầu như thế nào? - Ảnh 2.

Tỷ lệ dân số sống với dưới 3,2 USD/ngày ở các quốc gia châu Á (1984 – 2012)

Tỷ lệ giảm nghèo đã có thể lớn hơn nhiều nếu tình trạng bất bình đẳng không gia tăng. Bất bình đẳng giữa những người dân trong cùng một quốc gia/lãnh thổ gia tăng gần như ở mọi nơi, trừ Hàn Quốc và Đài Loan. 

Thêm vào đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia châu Á vẫn còn rất lớn. GDP bình quân đầu người ở quốc gia giàu nhất gấp 100 lần ở quốc gia nghèo nhất châu Á trong cả 2 năm 1970 và 2016.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM